Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch Travelviet
Tải ứng dụng Travelviet
Mặc dù, chưa phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch nhưng Yên Bái vẫn là nơi ấn chứa nhiều tiềm năng to lớn với hàng loại các di tích lịch sử nổi tiếng. Trong hành trình du lịch Yên bái, hãy cùng theo chân 63Stravel khám phá top 10+ di tích lịch sử tại Yên Bái mà bạn nhất định không thể bỏ lỡ.
Mù Cang Chải là một thị trấn nhỏ xinh nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, nổi tiếng với vẻ đẹp kỳ vĩ của ruộng bậc thang. Trên đường đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng đèo Khau Phạ - một trong những địa điểm đẹp nhất thế giới dành cho các phi công chơi dù lượn.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải - di tích đặc biệt của quốc gia
Thời gian lý tưởng để đến Mù Cang Chải là từ tháng 9 đến tháng 10, khi mùa lúa chín vàng rực rỡ và các lễ hội văn hóa độc đáo của đồng bào Mông diễn ra. Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ sẽ mang lại cho bạn những bức ảnh đẹp lung linh.
Nếu khởi hành từ Hà Nội, bạn nên ghé thăm Mường Lò trước. Qua đêm tại đây và tiếp tục hành trình vào ngày hôm sau để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của đèo Khau Phạ trên đường đến Mù Cang Chải.
Di tích lịch sử Bến Âu Lâu, được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2012, là một địa danh quan trọng trong lịch sử kháng chiến của Việt Nam. Với gần sáu thập kỷ hoạt động, nơi đây đã trở thành cầu nối duy nhất giữa Việt Bắc và Tây Bắc, nơi bí mật đưa đón cán bộ chỉ đạo phong trào kháng chiến và hỗ trợ nhân dân giành chính quyền, góp phần tạo nên mùa thu lịch sử năm 1945.
Bến Âu Lâu được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia
Trong kháng chiến chống Pháp, Bến Âu Lâu đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc vận chuyển cán bộ, bộ đội, dân công, vũ khí và lương thực cho chiến trường Tây Bắc. Đặc biệt, bến này đã đóng góp lớn trong các chiến dịch như Lý Thường Kiệt (1951), Tây Bắc (1952) và Điện Biên Phủ (1954), góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Hiện nay, Bến Âu Lâu được công nhận là một điểm di tích lịch sử quan trọng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tiến hành lập quy hoạch bảo tồn nguyên trạng để phát huy tối đa giá trị lịch sử của di tích trong tương lai.
Di tích lịch sử-khảo cổ học Hắc Y là một quần thể di tích quan trọng với nhiều di vật quý hiếm từ các thời kỳ lịch sử khác nhau. Được công nhận là di tích quốc gia vào năm 2001, Hắc Y nổi bật với các hiện vật có hình dạng và niên đại tương tự những hiện vật kiến trúc đất nung khai quật ở Hoàng thành Thăng Long. Những hiện vật này bao gồm gạch, ngói, đá chân cột, lá đề, tượng đất nung linh vật như đầu rồng, phượng, uyên ương, lân, voi, garuda, cùng đồ thờ, gốm sứ và tiền đồng, mang phong cách vương triều. Vì vậy, quần thể di tích Hắc Y còn được gọi là "Hoàng thành Yên Bái."
Di tích lịch sử - khảo cổ học Hắc Y
Các nhà khoa học lịch sử xác định đây là một quần thể kiến trúc Phật giáo quy mô lớn, giống như một trung tâm văn hóa Phật giáo thời bấy giờ. Đặc biệt, việc khai quật đã phát hiện hai bài minh bằng chữ Hán khắc vào tháp đất nung, cung cấp thông tin rất quý giá.
Không chỉ mang giá trị lịch sử và văn hóa, quần thể di tích này còn nằm trong một cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với núi Bạch Mã hùng vĩ và dòng nước ngòi Đại Cại hòa vào sông Chảy, đầu nguồn của hồ Thác Bà. Khu vực này còn nổi tiếng với ngôi đền Đại Cại linh thiêng, thu hút nhiều du khách đến chiêm bái. Hắc Y có tiềm năng lớn trong việc phát triển du lịch văn hóa và tâm linh cho tỉnh Yên Bái, hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội phát triển bền vững trong tương lai.
Ngày 27/8/2012, nơi thành lập Đội du kích Khau Phạ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Sự công nhận này tôn vinh những cống hiến và hy sinh anh dũng của Đội du kích Khau Phạ trong kháng chiến.
Đội du kích Khau Phạ được thành lập vào tháng 10 năm 1946 tại bản Trống Tông Khúa trên đỉnh đèo Khau Phạ. Trước đó, vào năm 1944, đội đã hình thành từ lực lượng vũ trang của đồng bào H'mông để chống lại sự đàn áp của bọn thống trị và sau đó chống lại Quốc dân đảng. Ban đầu, đội chỉ có 7 thành viên với vũ khí thô sơ như súng kíp, dao nhọn và cung nỏ. Đội trưởng đầu tiên là ông Giàng Khua Kỷ - một người có uy tín trong cộng đồng và được giác ngộ cách mạng. Các chỉ huy khác gồm ông Lý Nủ Chu, Giàng Sống Tu và Giàng Sống Của, với sự tham gia của hai du kích nữ. Sau khi ông Giàng Khua Kỷ bị bắt, các ông Giàng Sống Tu và Lý Nủ Chu lần lượt đảm nhiệm vai trò đội trưởng.
Nơi thành lập đội du kích Khau Phạ Yên Bái
Trong suốt những năm hoạt động từ 1946 đến 1952, đội du kích đã tham gia nhiều trận đánh, gây nhiều khó khăn và tổn thất cho quân Pháp. Đội đã tổ chức và phối hợp với bộ đội đánh địch 41 trận, trong đó có 16 trận độc lập, tiêu diệt 120 tên địch và thu giữ 150 khẩu súng cùng nhiều quân trang, quân dụng.
Ngoài ra, đội còn tổ chức giao thông, liên lạc cho các cán bộ cách mạng và thiết lập cơ sở ở Lai Châu. Mặc dù nhiều đội viên bị bắt và tra tấn dã man, họ vẫn thể hiện tinh thần bất khuất và anh dũng, xứng đáng là những người con yêu quý của đồng bào H'mông. Di tích Khau Phạ không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu kiên cường của nhân dân Mù Cang Chải.
Quần thể di tích đền Đại Cại nằm cách thành phố Yên Bái khoảng 80km. Quần thể này bao gồm đình Bến Lăn, chùa tháp đất nung Hắc Y, đền Đại Cại và thành nhà Bầu, bao bọc quanh bãi đua ngựa huấn luyện kỵ binh. Nằm dưới chân núi Vua Áo Đen, bên cạnh sông Chảy và suối Đại Cại, quần thể này thờ những người có công khai sơn lập thạch, mở mang chợ búa, và lập ra làng bản.
Đền Đại Cại có từ thời Hậu Lê, do nhân dân tổng Lâm Trượng Hạ xây dựng để thờ bà Vũ Ngọc Anh, con gái một quần thần nhà Lê bị nhà Mạc giết hại. Bà có công xây thành, lập chợ. Ngoài ra, đền còn thờ hai anh em Vũ Văn Mật và Vũ Văn Uyển, những người có công chống quân nhà Mạc.
Đền Đại Cại - Di tích lịch sử độc đáo tại Yên Bái
Đền Đại Cại và đình Bến Lăn có kiến trúc đẹp, đầy đủ đồ thờ tự như bát nhang đồng, ngai thờ sơn son thếp vàng, chạm trổ tứ quý từ gỗ quý như chò chỉ, vàng tâm, lõi thọ, đinh hương. Đặc biệt, những tảng đá kê cột đình, đền được chạm trổ hình mặt trăng, hoa sen, lá đề, mỗi tảng nặng hơn 100 kg. Đền còn có chiêng đồng, chuông đồng và sắc phong của vua Cảnh Phong và vua Tự Đức.
Kiến trúc của đền rất đồ sộ, với các chân tảng kê cột lớn, đường kính 45cm, loại nhỏ 32cm, đỡ các cột nách và cột lòng. Các chân tảng đều chạm 16 cánh hoa sen đều đặn vây quanh. Tại đây còn tìm thấy bệ Phật hoa sen bằng đất nung, bát sứ, lọ sứ men ngà rạn trang trí hình cánh sen đặc trưng của nghệ thuật thời Trần. Dưới chân núi, tại thung lũng song song với sông Chảy, vẫn còn dấu vết của ngôi đền và tường đất của một tòa thành bao quanh, cùng bãi đua ngựa luyện tập kỵ binh nằm ngay trước đình Bến Lăn.
>> Tham khảo thêm: Tổng hợp ảnh đẹp về những địa điểm du lịch Yên Bái
Hồ Thác Bà - hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam, được xây dựng để ngăn sông đắp đập xây thủy điện Thác Bà, công trình thủy điện đầu tiên của đất nước. Với hơn 1.300 đảo lớn nhỏ bao quanh, hồ tạo nên một cảnh quan yên bình và thơ mộng. Du khách đến Yên Bái có thể du thuyền quanh hồ, tận hưởng không khí trong lành và ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp này.
Hồ Thác Bà - Chiêm ngưỡng vẻ đẹp bình yên tại Yên Bái
Hồ Thác Bà không chỉ là điểm check-in lý tưởng mà còn là chứng nhân lịch sử cho truyền thống vẻ vang của dân tộc. Trên hành trình tham quan, du khách sẽ được trải nghiệm không gian xanh mát và thanh bình giữa mặt nước mênh mông. Đặc biệt, trước khi kết thúc chuyến đi, du khách có thể thăm đền Mẫu Thác Bà, một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, cùng những dãy núi đá vôi và hang động với nhiều truyền thuyết lâu đời.
Đèo Lũng Lô hay còn gọi là Đèo Đao. Địa danh này nổi tiếng trong sử sách chống Pháp của dân tộc ta, nơi nhà thơ Tố Hữu đã viết nên những câu thơ hào hùng, khơi gợi niềm tự hào dân tộc và khiến thực dân Pháp khiếp sợ.
Khám phá đèo Lũng Lô Yên Bái gắn liền với chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ
Di tích Đèo Lũng Lô nằm ở bản Dạ, xã Thượng Bằng La (huyện Văn Chấn) và bản Bau, xã Mường Cơi (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La). Đây là điểm nhấn lịch sử quan trọng với những đóng góp về sức người, sức của trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Trong đó, xã Thượng Bằng La, nằm dưới chân đèo, là nơi tập trung quân lương và quân dụng để vượt đèo tiếp tế cho chiến dịch. Hơn 200 ngày đêm, quân và dân ta đã mở đường, bảo vệ và vận chuyển hàng nghìn tấn lương thực, vũ khí, đạn dược đến nơi an toàn, làm nên kỳ tích lịch sử khiến thực dân Pháp khiếp sợ với tinh thần quả cảm dân tộc ta.
Con đường 13A, nay là Quốc lộ 32A, qua đèo Lũng Lô, đã trở thành biểu tượng của sự đoàn kết và tinh thần chiến đấu quả cảm của quân và dân ta. Đèo Lũng Lô đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, mãi mãi lưu giữ giá trị lịch sử và văn hóa của một thời kỳ hào hùng.
Đền Tuần Quán nằm bên bờ sông Hồng yên bình và được bao bọc bởi đồi núi hùng vĩ. Ngôi đền này giữ nguyên vẹn giá trị lịch sử từ thời kháng chiến. Đền còn được gọi là Đền thần Diệp phu nhân Bách Lẫm, có từ thời Lê Trung Hưng, đầu thế kỷ 15. Đền thờ mẫu Liễu Hạnh và đức thánh Trần Quốc Tuấn, người đã giúp vua đánh giặc cứu nước.
Đền Tuần Quán - Nơi thờ Bà Lớn Tuần Lẫm Sơn Công Chúa
Trước thế kỷ 19, đền được gọi là "Miếu Quán Tuần" và chính thức mang tên "Đền Tuần Quán" từ cuối thế kỷ 19. Qua thời gian và những biến cố lịch sử, đền đã bị tàn phá nhiều lần nhưng được tôn tạo lại vào năm 1992. Đến năm 2005, đền được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Đền Tuần Quán không chỉ là điểm đến cầu an lành của tín đồ phật tử mà còn là nơi du khách xa gần tìm đến trong hành trình tâm linh cầu tài lộc, đặc biệt vào dịp đầu xuân. Sự hòa quyện giữa nét trang nghiêm, tôn kính và thiên nhiên hùng vĩ càng làm tôn lên vẻ đẹp thanh tịnh của ngôi đền, tạo nên một điểm nhấn văn hóa và lịch sử không thể bỏ lỡ khi đến Yên Bái.
Ngày 27/9/1996, Căng Đồn Nghĩa Lộ được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia bởi Cục Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cách thành phố Yên Bái khoảng 80km theo quốc lộ 32, Trong đó ở phía Tây của Nghĩa Lộ là khu di tích Căng Đồn, được xây dựng cùng nhà sàn Bác Hồ.
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, Căng Đồn Nghĩa Lộ là nơi diễn ra nhiều trận chiến oanh liệt. Đặc biệt, năm 1952, người dân Nghĩa Lộ đã cùng nhau giải phóng vùng đất này, tạo nên dấu son chói lọi trong lịch sử. Từ trục đường chính, du khách có thể nhìn thấy từ xa tượng các chiến sĩ Nghĩa Lộ phất cờ khởi nghĩa, biểu tượng cho tinh thần chiến đấu quật cường của người dân Yên Bái.
Di tích Căng Đồn Nghĩa Lộ và lịch sử hào hùng của vùng đất Yên Bái
Di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ là nơi ghi dấu trận quyết chiến ác liệt của quân và dân ta, góp phần giải phóng Nghĩa Lộ và phá tan tuyến phòng thủ sông Đà của Pháp ở Tây Bắc, trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm và tinh thần đoàn kết của dân tộc.
Khi tham quan Di tích Căng Đồn Nghĩa Lộ, du khách có thể kết hợp thăm khu tưởng niệm Bác Hồ, cánh đồng Mường Lò và chợ Mường Lò. Ngoài ra, huyện Văn Chấn còn nhiều điểm tham quan hấp dẫn khác như Đèo Lũng Lô, đèo Khế và thác Háng Đề Chơ.
Di tích Khu ủy Tây Bắc được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào năm 2012. Từ cuối năm 1953 đến cuối năm 1954, nơi đây là trụ sở của Khu ủy, nơi lãnh đạo quân và dân các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Sơn La và Lai Châu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Khu ủy Tây Bắc sống mãi trong lòng nhân dân
Tại đây, Khu ủy Tây Bắc đã chỉ đạo việc xây dựng lực lượng, tăng gia sản xuất và huy động sức người, sức của cho chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần giải phóng quê hương. Khu ủy Tây Bắc cũng là nơi khởi nguồn của điệu múa sạp, một biểu tượng sống động của tình quân dân gắn bó và điệu múa này đã trở thành một di sản văn hóa, sống mãi với thời gian.
Khi nhắc đến Yên Bái, nhiều người thường nghĩ ngay đến những thắng cảnh thiên nhiên như ruộng bậc thang Mù Cang Chải hay Hồ Thác Bà. Tuy nhiên, Yên Bái còn có những địa điểm lịch sử đặc biệt, đáng để bạn khám phá. Một trong số đó là Chiến khu Vần - một trong bảy căn cứ cách mạng quan trọng trong cả nước gắn liền với cuộc Cách mạng Tháng Tám.
Chiến khu Vần được thành lập vào ngày 14/05/1945 tại chùa Hiền Lương theo lời kêu gọi của Mặt trận Việt Minh. Trước năm 1945, Chiến khu Vần nằm trên địa bàn Giới Phiên (Trấn Yên), Đại Lịch (Văn Chấn) và Lương Ca. Hiện nay, trung tâm của Chiến khu Vần thuộc huyện Trấn Yên và phía Nam, Đông Nam huyện Văn Chấn, bao gồm ba xã Việt Cường, Việt Hồng và Vân Hội. Đặc biệt, làng Vần (xã Việt Hồng) và làng Đồng Yên (xã Vân Hội) là những điểm lịch sử quan trọng, từng là trung tâm chỉ huy và huấn luyện quân sự của căn cứ cách mạng.
Chiến khu Vần - Chứng tích lịch sử hào hùng của Yên Bái
Chiến khu Vần còn là nơi an toàn cho các đồng chí cách mạng vượt ngục từ nhà tù Sơn La trở về và những hoạt động cách mạng bị lộ ở miền xuôi. Các địa điểm lịch sử như Đình Làng Dọc, Đình Làng Vần, cây gạo, cây sữa, cây vải của ông Đình Trung và khu nhà của ông Trần Đình Khánh đều được người dân nơi đây gìn giữ và trân trọng, trở thành những minh chứng sống động cho một thời kỳ lịch sử oanh liệt của dân tộc.
Lễ đài sân vận động thành phố Yên Bái ở phường Hồng Hà, từng là khán đài sân vận động thị xã xưa. Nằm cách ga Yên Bái khoảng 600m về phía tây và cách bến xe khách Yên Bái khoảng 1,2 km, di tích này có lịch sử lâu đời, từ thời Pháp thuộc. Ban đầu, sân vận động được xây dựng để phục vụ đời sống tinh thần của binh lính Pháp.
Lễ đài sân vận động thành phố Yên Bái
Ngày 25/9/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm và nói chuyện với gần 5000 cán bộ và nhân dân tại sân vận động này, tạo nên một sự kiện lịch sử đáng nhớ. Lễ đài trở thành nơi lưu giữ những kỷ niệm thiêng liêng về Bác Hồ trong lòng người dân Yên Bái.
Dù bị hư hại do bom Mỹ vào năm 1966 và được sửa lại vào năm 1977, lễ đài vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu. Đây là di tích duy nhất lưu giữ kỷ niệm về vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh tại Yên Bái, mang ý nghĩa lịch sử lớn lao, giáo dục truyền thống đoàn kết và cần cù lao động cho các thế hệ sau.
Nằm tại công viên Yên Hòa, khu di tích của Nguyễn Thái Học là điểm đến không thể bỏ qua khi bạn đặt chân đến thành phố Yên Bái. Đây không chỉ là nơi an nghỉ của nhà yêu nước Nguyễn Thái Học và các chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 mà còn là biểu tượng vững chắc của tinh thần yêu nước và dũng cảm quyết tử.
Khu di tích này nằm ở vị trí thuận tiện cho mọi phương tiện giao thông. Được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1990, khu di tích Nguyễn Thái Học đã trải qua ba đợt tôn tạo để giữ gìn và khắc ghi sâu sắc những dấu ấn lịch sử.
Thăm di tích mộ Nguyễn Thái Học và những chiến sĩ trẻ tuổi trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái
Tượng đài tại khu di tích, với sự hiện diện của Nguyễn Thái Học và những nhân vật lịch sử khác, là biểu tượng cho lòng dũng cảm và sự hy sinh vì độc lập tự do. Mỗi tượng đài là một câu chuyện đầy cảm xúc, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam về những người con đã hy sinh cho quê hương.
Qua mỗi chi tiết tại khu di tích, du khách không chỉ được tiếp xúc với lịch sử mà còn cảm nhận được tinh thần kiên cường và quyết tâm của những người anh hùng. Đây là không gian linh thiêng, giữa lòng thành phố Yên Bái, nơi mà tâm hồn của mỗi người được tĩnh lại sau những cuộc phiêu lưu và khám phá.
>> Nên đọc: Chiêm ngưỡng TOP những điểm du lịch mạo hiểm hàng đầu Việt Nam
Đền Mẫu Đông Cuông, với các tên gọi khác như Đền Đông, Đền Đông Cuông, Đền Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn… nằm tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, Yên Bái, cách trung tâm thành phố Yên Bái khoảng 55 km về phía Tây Bắc. Đây là nơi có vị thế phong thủy đẹp, nằm giữa phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, âm dương hòa hợp, là điểm sáng trong danh sách các di tích lịch sử và văn hóa của Yên Bái.
Đền Mẫu Đông Cuông - Cội nguồn tín ngưỡng thờ Mẫu tại Yên Bái
Đền Mẫu Đông Cuông được xem là nguồn gốc của tín ngưỡng Mẫu Thượng Ngàn trong văn hóa thờ Mẫu của người Việt, với vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống thờ đạo Mẫu. Kiến trúc của đền mang đậm dấu ấn thời Lý Trần, với các cột gỗ son sắc và hình rồng cuốn trang nghiêm. Mỗi chi tiết đều tỉ mỉ, tinh xảo, thể hiện sự thành kính và tín ngưỡng của người Việt đối với thờ Mẫu.
Ngoài việc duy trì tục lệ thờ Mẫu, đền cũng thờ các vị anh hùng dân tộc và tướng lĩnh như Hà Đặc, Hà Chương, Hà Bổng, những người đã có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Đến với Đền Mẫu Đông Cuông, du khách không chỉ được trải nghiệm không gian linh thiêng, mà còn cảm nhận được sự hòa mình vào vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời của Yên Bái, là nơi gìn giữ và phát huy giá trị của di sản văn hóa Việt Nam.
Tất tần tật top 14+ di tích lịch sử tại Yên Bái được 63Stravel.com tổng hợp và chia sẻ cho bạn đọc theo dõi và lưu lại cho chuyến hành trình khám phá của mình. Mong rằng, qua đó mọi người có thêm thông tin đầy đủ để chuyến du lịch Yên Bái được trọn vẹn, thú vị.
Yên Bái 5859 lượt xem
Ngày cập nhật : 30/05/2024
Trong những năm gần đây, năm nào cũng vậy, cứ vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 hàng năm, du khách khắp mọi miền tổ quốc đều đổ về Mù Cang Chải để chiêm ngưỡng khung cảnh đẹp tuyệt vời của mảnh đất vùng cao này. Đến với nơi đây, du khách không chỉ được thưởng ngoạn vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang, những biển mây trắng trên đỉnh đèo Cao Phạ mà còn được đắm mình vào những lễ hội văn hóa độc đáo của đồng bào Mông. Mù Cang Chải là huyện vùng cao phía Tây của tỉnh Yên Bái, cách trung tâm thành phố Yên Bái 180km, cách thủ đô Hà Nội hơn 300km về phía Tây Bắc. Vùng đất này nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao trên 2.000m so với mặt biển. Đến Mù Cang Chải, du khách có thể đi đường Quốc lộ 32 bằng hai hướng. Nếu từ Hà Nội, sẽ lên Yên Bái, từ Yên Bái đến Mường Lò 70km, ngủ tại đây để sáng sớm mai đi xe từ Mường Lò, xế trưa sẽ đến Mù Cang Chải. Đoạn này dài gần 100km, nhưng hơn 80km là đường đèo dốc tiến lên liên tục, chừng nào leo đến độ cao 1.750m, sương mây mù mịt là sắp đến thị trấn Mù Cang Chải. Chặng giữa đèo có một miền đất phẳng, hãy nghỉ chân ở đây để thưởng thức thứ cơm lam nếp Tú Lệ dẻo thơm nức tiếng khắp vùng. Hướng thứ hai, du khách đi hết đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, lên Sa Pa và qua đèo Ô Quy Hồ, sau đó qua Tân Uyên và Than Uyên của Lai Châu để tới Mù Cang Chải. Đến với Mù Cang Chải dù chỉ một lần, du khách cũng cảm nhận được sự trù phú của thiên nhiên, sự đặc sắc của văn hóa, sự ấm áp tình người. Đường lên Mù Cang Chải tuy xa và khó khăn song lại rất thú vị. Quang cảnh thay đổi liên tục trên đường, du khách chưa kịp ngắm hết những ngôi nhà sàn Thái trên cánh đồng Mường Lò rộng lớn với bạt ngàn hoa ban trắng đã được đến với những con đường quanh co, uốn khúc trên các sườn đồi dốc đứng. Các vận động địa chất đã tạo cho Mù Cang Chải những đỉnh núi cao như: Púng Luông (2.985m), Phu Ba (2.512m), Mồ Dề (2.100m)… Qua đèo Khau Phạ (cao 2.100m), đây là đỉnh núi cao nhất trong "tứ đại đỉnh đèo" Tây Bắc được bao phủ trong biển mây bồng bềnh, khí hậu mát mẻ quanh năm. Đỉnh đèo Cao Phạ còn là địa điểm đẹp đứng thứ 4 trên thế giới để cho các phi công bay dù lượn, cho những ai ưa thích cảm giác mạnh, trò chơi mạo hiểm để chinh phục bầu trời và cùng được thỏa sức chiêm ngưỡng, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của đất trời từ trên không trung qua trò chơi dù lượn. Từ đây, cứ từ đèo này qua đèo khác, núi này qua núi khác, du khách sẽ cảm nhận rõ nét sự thay đổi của độ cao, hai bên đường là những triền ruộng bậc thang đẹp mê hồn khiến mỗi chúng ta đều thấy choáng ngợp. Thị trấn Mù Cang Chải nhỏ xinh nằm gọn giữa hai sườn núi với những bản làng thanh bình dưới thung lũng xanh hay trên đèo Khau Phạ. Chiếm 90% dân số toàn huyện, người Mông ở Mù Cang Chải có 4 nhóm: Mông Đơ (Mông Trắng); Mông Đu (Mông Đen); Mông Lình (Mông Hoa); Mông Si (Mông Đỏ), họ cư trú ở những sườn núi cao từ 800 đến 1.700m với những nét văn hóa đậm đà truyền thống, đặc sắc luôn thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Đến nơi đây, du khách có thể vào thăm các bản làng dân tộc Mông, khám phá nét văn hóa cũng như những phong tục tập quán nơi vùng cao Tây Bắc với nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian đặc sắc và sản vật nổi tiếng. Xem múa khèn, cùng trai gái Mông đi hội Sải Sán, trải nghiệm một số nghề thủ công truyền thống như: nghề rèn đúc, dệt vải bằng sợi lanh, làm đồ trang sức và thưởng thức các món ăn truyền thống của đồng bào Mông. Đặc biệt du khách cũng không thể bỏ qua và nghé thăm bản Thái, chỉ cần đi qua cây cầu ở ngay trung tâm huyện (hướng về xã Chế Tạo nơi có khu bảo tồn loài sinh vật cảnh) rồi rẽ trái đi khoảng 1km sẽ tới bản Thái. Một bản nhỏ bình yên nằm giữa thung lũng, lưng tựa vào núi. Ở đây, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản của người Thái, tắm lá thuốc theo cách cổ truyền của người Thái, nghỉ ngơi tại nhà sàn và cùng tổ chức giao lưu, đốt lửa trại, múa xòe. Đến Mù Cang Chải, du khách được thưởng ngoạn vẻ đẹp của quần thể Danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải với tổng diện tích 330 ha phân bố chủ yếu trên 3 xã Chế Cu Nha, La Pán Tẩn và Dế Su Phình, nơi đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận Danh thắng Quốc gia từ năm 2007. Những thửa ruộng bậc thang nơi đây đẹp tựa vân tay của trời, một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đầy tính sáng tạo từ đôi bàn tay khéo léo của đồng bào Mông. Không phải chỉ mới bây giờ mà đã từ lâu lắm, cái vùng đất khắc nghiệt Mù Cang Chải với ý nghĩa “làng cây khô” trong ngôn ngữ Mông đã trở thành biểu tượng sức cần cù, sáng tạo bền bỉ của con người. Từ một vùng đất khô cằn hoang hóa, những người Mông giỏi trèo đèo vượt núi đã khéo vận dụng biến từng luống đất, từng vạt đồi thành những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp, không chỉ đem lại nguồn lương thực nuôi sống cộng đồng mà còn điểm thêm nét nhấn nhá vào thiên nhiên, biến núi đồi hoang vu thành những kiệt tác độc đáo in đậm giá trị văn hóa truyền thống cùng kỳ công sáng tạo của người Mông. Những thửa ruộng cứ từng cấp, từng cấp ôm theo triền núi đồi. Khắp 13 xã, thị trấn của Mù Cang Chải chỗ nào cũng có ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang đẹp nhất vào tháng 5-6 khi những thửa ruộng vào mùa nước đổ và tháng 9-10 khi lúa nếp chín vàng óng ả trải dài khắp các triền đồi. Du khách đến Mù Cang Chải vào hai thời điểm này để được tận mắt chứng kiến những mâm xôi xanh, vàng hiện lên giữa bạt ngàn đồi núi. Dừng chân tại 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Su Phình, ở đâu du khách cũng nhìn thấy những thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp trải rộng khắp các quả đồi. Du khách sẽ không khỏi ngưỡng mộ, trầm trồ, tán thưởng bức tranh thổ cẩm huy hoàng giữa đất trời do những người "nghệ sĩ nông dân" xứ Tây Bắc thêu dệt nên. Cả một vùng núi non trùng điệp này chính là bức tranh vùng cao Tây Bắc tuyệt đẹp được vẽ nên bởi trời xanh, mây trắng, những thửa ruộng cao và một cuộc sống đơn giản, bình dị mà chân thực đến từng ánh mắt, nụ cười.
Yên Bái 2477 lượt xem
Tháng 5 đến tháng 6
La Pán Tẩn là một xã vùng cao thuộc huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Với vị trí nằm trên đỉnh Khau Phạ, cao gần 2000 mét so với mực nước biển, xã La Pán Tẩn sở hữu bức tranh thiên nhiên cực kỳ đẹp với ruộng bậc thang, với núi đồi cao chót vót và nét văn hóa bản địa của đồng bào người H’mông. Từ thị trấn Mù Cang Chải về xã La Pán Tẩn khoảng 15km, du khách đi theo hướng Đông Bắc là dễ dàng đến nơi. Sau hành trình băng qua những cung đường đèo sát sườn núi, bạn sẽ đến với một miền đất xinh đẹp có đến 2200 ha diện tích ruộng bậc thang xếp thành tầng tầng lớp lớp. Xưa kia, xã La Pán Tẩn từng là một xã nghèo, là “thủ phủ” thuốc phiện khi có đến 80% dân số nghiện ngập. Tuy nhiên giai đoạn “đen tối” ấy đã dần qua khi xã được đầu tư đúng mức để phát triển du lịch. Đời sống cư dân địa phương đã khấm khá hơn. Năm 2007, La Pán Tẩn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích danh thắng cấp Quốc gia. Với vị trí đắc địa trên miền núi cao, khí hậu mát mẻ cùng nhiệt độ trung bình khoảng 19 độ C, nơi này trở thành điểm đến ở Mù Cang Chải được nhiều du khách yêu thích. Hành trình khám phá xã La Pán Tẩn mang lại cho bạn vô vàn trải nghiệm đáng nhớ cả về cảnh đẹp lẫn văn hóa, con người nơi đây. Nếu lần đầu tiên khám phá xã La Pán Tẩn, có lẽ bạn sẽ ngay lập tức choáng ngợp trước cảnh đẹp nơi đây. Trên hành trình về thăm xã vùng cao Tây Bắc này, du khách sẽ được thưởng ngoạn cảnh đẹp của ruộng bậc thang điệp trùng bủa vây tứ phía. Là một trong những xã có ruộng bậc thang nhiều nhất Mù Cang Chải nên nhìn đâu bạn cũng thấy ruộng lúa điệp trùng. Thật khâm phục những người nông dân nơi đây, bằng sức người và nông cụ thô sơ có thể biến núi đồi trở thành những thửa ruộng xinh đẹp, uốn cong bên dưới những triền núi. Ruộng bậc thang nằm thoai thoải theo các sườn đồi, kéo dài ra tận bờ suối, len lỏi vào cả những bản làng. Đâu đâu cũng là ruộng lúa. Khám phá xã La Pán Tẩn, du khách có thể check in rất nhiều địa điểm đẹp của nơi đây. Trong đó đồi Mâm Xôi chính là tọa độ hot nhất mỗi mùa lúa chín. Ngọn đồi này được nâng đỡ bởi những thửa ruộng bậc thang bên dưới, bên trên có dáng tròn tựa một chiếc mâm dâng lên trờ. Mỗi mùa lúa chín vàng, đồi Mâm Xôi thu hút rất nhiều du khách đến check in, chụp ảnh. Theo kinh nghiệm đi Mù Cang Chải của nhiều du khách, đồi Mâm Xôi đẹp nhất vào sáng sớm bình minh khi nắng vàng vừa len nhẹ lên những thửa ruộng, chung quanh còn những làn sương trắng lờ mờ bao phủ, vẽ nên một bức tranh đẹp như tiên cảnh. Gần đồi Mâm Xôi có một lán gỗ nhỏ của người dân, là nơi mà du khách có thể ngồi ngắm cảnh và thỏa thích chụp ảnh. Vi vu La Pán Tẩn đúng mùa lúa chín vào tháng 9 – 10, du khách vừa được ngắm cảnh ruộng bậc thang tuyệt đẹp, vừa có cơ hội xem người dân thu hoạch lúa bằng phương pháp thủ công. Hình ảnh phụ nữ H’mông với chiếc lưỡi liềm nhỏ thoăn thoắt gặt từng khóm lúa trên đồng thật đẹp và bình dị làm sao. Về La Pán Tẩn huyện Mù Cang Chải, ngoài ruộng bậc thang, du khách còn có thể khám phá thác nước tuyệt đẹp ở đây. Đó là thác Pú Nhu có độ cao hơn 20 mét, đổ ầm ầm xuống hồ Rồng và tạo nên một khung cảnh hết sức hùng vĩ, bí ẩn. Quanh thác Pú Nhu là những tảng đá lớn nhỏ phủ đầy rêu phong, ra rừng cây cổ thụ xanh mướt êm đềm thật bình yên, thi vị. Đến thác Pú Nhu, bạn có thể dành thời gian ngắm cảnh đẹp, chụp ảnh hay cắm trại quanh bờ hồ. Người dân bản địa cho rằng hồ Rồng là nơi linh thiêng nên không ai xuống tắm. Tuy nhiên về sau khi các hoạt động du lịch ở địa phương được đẩy mạnh, du khách có thể trải nghiệm tắm thác để cảm nhận dòng nước mát lành nơi đây.
Yên Bái 2205 lượt xem
Tháng 9 đến tháng 10
Suối Giàng Yên Bái nằm ở độ cao khoảng 1.300 - 1.400 m so với mực nước biển, quanh năm được bao phủ bởi tầng tầng lớp lớp mây trời, cộng thêm không khí luôn cực kỳ trong lành và mát mẻ khiến nơi đây trở thành địa điểm rất được du khách yêu thích, chọn làm nơi dừng chân. Bên cạnh đó, nơi đây còn có một điểm đặc sắc mà MIA.vn tin rằng khi nghe thôi là bạn đã muốn gói ghém đồ đạc lên Suối Giàng ngay lập tức, chính là bạn có thể cảm nhận được đủ bốn mùa trong năm chỉ trong… một ngày ở Suối Giàng. Nhắc đến Yên Bái là không thể không nhắc Suối Giàng, và nhắc đến Suối Giàng là không thể không nhắc đến chè Shan. Dừng ở đây một chút để MIA.vn kể chuyện cổ tích cho bạn nghe về loại chè đã gắn liền với Suối Giàng này. Sự tích kể lại rằng, ngày xưa có một nàng tiên đã gieo hạt xuống Suối Giàng và hạt giống thần này đã nảy mầm thành một cây xanh tươi tốt. Khi cây lớn lên, xòe lá tán rộng với những búp cây trắng muốt như tuyết. Lúc này, nhóm người Mông sinh sống tại đây đang chịu cảnh đói rét, họ đã sử dụng loại lá cây này để ăn, sau khi ăn xong thấy cơ thể khỏe mạnh hơn. Chính điều thần kỳ đó mà họ tin rằng trời đã giúp họ, vì thế họ quyết định lập bản làng tại đây sinh sống và gọi nơi này là Suối Giàng. Phải nói rằng những cây chè cổ thụ tại Suối Giàng cũng rất thần kì, chúng sống ở độ cao 1.400 mét so với mặt biển, cây "trẻ" ít tuổi cũng trên trăm năm, cây nhiều tuổi tới hơn 300 năm. Ấy vậy mà búp non vẫn lên xanh trên những thân chè xù xì, trắng mốc, bám chắc rễ trên sườn núi cheo leo, làm nên cảnh sắc vườn chè cổ thụ độc đáo. Ngoài ra những búp chè mập mạp ấy còn được phủ bởi một lớp trắng mờ nên được gọi là chè tuyết. Chè được hái, được sao bằng kinh nghiệm và bàn tay khéo léo của người Mông. Chè Shan tuyết Suối Giàng rất độc đáo, tuy sinh sống ở vùng núi hoang sơ nhưng trong bát nước chè xanh lại hội tụ đủ vị ngon hàng đầu của các loại chè đẳng cấp trên thế giới. Khi đến nơi đây du lịch, có rất nhiều hoạt động dành cho bạn để tận hưởng không gian sống xanh- sạch- đẹp này, như nhắm mắt lại và phiêu diêu nghĩ về một bát nước chè thơm nồng, hoặc vô tư lự đánh một giấc ngủ say dưới tán cây chè to lớn, hay hòa mình cùng cuộc sống của người dân tại đây qua hoạt động hái chè, sao chè, cuối cùng thưởng thức nước chè là thành phẩm do chính tay mình cất công làm ra. Quả là một điểm đến lý tưởng để chúng ta “thải độc” những mệt mỏi, ưu phiền từ cuộc sống nơi phố thị phải không nào! Du lịch Suối Giàng ngoài thưởng thức chè Shan ra, nơi đây còn có rất nhiều món đặc sản của người dân tộc Mông đang chờ đón bạn thưởng thức như: mèn mén, Thịt trâu gác bếp Yên Bái, lợn cắp nách, rau rừng, rượu sắn, rượu ngô,... và những món ăn lạ vô cùng độc đáo, hòa quyện trong hương vị của chè cổ như thịt cuốn lá chè nướng, lá chè non ăn sống kèm các loại rau thơm. Ẩm thực giản dị mộc mạc nhưng lại có hương vị say lòng đến khó quên. Thử tưởng tượng yên vị ngồi bên chiếc bàn ăn bằng gỗ, giữa cái tiết trời se lạnh của ban đêm tĩnh mịch thưởng thức những xiên thịt nướng nóng hổi, kèm theo đó là vị thơm nồng của rau rừng, cay nóng của bát rượu và thỉnh thoảng “tráng” miệng bằng cái ngọt bùi của món mèn mén làm từ ngô xem, chắc chắn sẽ làm bạn rục rịch muốn làm ngay một chuyến đi đã đời quên lối về cùng hội bạn thân rồi.
Yên Bái 2165 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Nằm ở phía Tây Bắc Tổ quốc, hồ Thác Bà của tỉnh Yên Bái, nơi được ví như "Hạ Long trên núi" là một trong 3 hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam hình thành khi xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà. Hồ nằm trên địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên. Hồ rộng gần 20 nghìn ha mặt nước gồm hơn 1.300 đảo xanh lớn nhỏ, cùng hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong lòng những dãy núi đá vôi. Đến với hồ Thác Bà, du khách có thể thỏa thích ngắm nhìn biển nước mênh mông, những đảo cây ngút ngàn soi bóng xuống mặt hồ xanh ngắt. Con người nơi đây cũng hết sức thân thiện và mến khách. Ai đã một lần ghé thăm hồ Thác Bà chắc hẳn sẽ không khỏi ngỡ ngàng và lưu luyến không quên một hồ Thác trong xanh, nên thơ và kỳ vĩ. Không chỉ cung cấp nguồn nước để phát điện lưới quốc gia, hồ Thác Bà còn là nơi điều hòa không khí trong lành và điểm dừng chân của các tour du lịch. Đến thăm hồ Thác Bà, khi di chuyển bằng tàu thủy, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành giữa mặt nước mênh mông, lung linh soi bóng những hòn đảo điệp trùng tưởng như vô tận, để quên hết những mệt mỏi ưu phiền của cuộc sống. Điểm đầu tiên du khách có thể đến thăm là khu vực Nhà máy Thủy điện Thác Bà, nơi có đền Thác Bà, đây là công trình thủy điện đầu tiên của Việt Nam sừng sững hiên ngang trên biển hồ. Được tận mắt tham quan công trình lịch sử của đất nước, nghe kể câu chuyện về những con người ngày đêm tận tụy xây dựng lên Nhà máy, mỗi du khách sẽ không khỏi xúc động và thêm tự hào về truyền thống dân tộc vẻ vang, sự hy sinh của thế hệ cha anh. Kết thúc hành trình tham quan Nhà máy Thủy điện Thác Bà, du khách còn có thể kết hợp đến thăm đền Mẫu Thác Bà - một địa điểm du lịch tâm linh cách đó không xa. Đền tọa lạc trên núi Hoàng Thi, với thế tựa lưng vào núi, nhìn ra sông Chảy theo hướng Đông Đông Bắc, xa xa là núi Cao Biền. Từ lâu, đền Mẫu Thác Bà đã nổi tiếng là chốn linh thiêng, được công nhận là Di tích Văn hóa Lịch sử cấp tỉnh năm 2004. Du khách viếng thăm đền Mẫu thắp một nén nhang, trút bỏ những tính toan bộn bề cuộc sống, cầu cho cõi lòng thanh thản nơi cửa Phật từ bi để tiếp tục cuộc hành trình đưa du khách khám phá vẻ đẹp kỳ ảo của nhũ đá, của những tượng đá tự nhiên kỳ lạ ẩn chứa bao khát khao hoài bão của con người tại quần thể hang động đá vôi trên hồ như: động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, hang Bạch Xà, Thác Bà, Thác Ông... Động Thủy Tiên, nằm trong lòng núi đá dài khoảng 100m với những nhũ đá lấp lánh, trong đó có hình chín nàng tiên mỗi người một vẻ gắn với truyền thuyết tình yêu ly kỳ, hấp dẫn. Thăm động Xuân Long nằm ẩn trong núi đá, với những tượng đá tự nhiên và các nhũ đã gắn với những truyền thuyết mang màu sắc liêu trai. Cùng hệ thống hang động, du khách có thể lên núi Cao Biền, dãy núi lớn và dài nhất thắng cảnh hồ Thác Bà, đứng trên đỉnh núi có thể phóng tầm mắt để ngắm cảnh hồ chìm trong sương với vẻ đẹp lung linh huyền ảo, cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, để tìm lại dấu ấn xưa của chợ Ngọc, chợ Ngà nổi tiếng Thác Bà một thời bán, buôn sầm uất... Ngồi ca nô ngược dòng sông Chảy không bao xa du khách sẽ được thăm thú vùng đất Ngọc Lục Yên với những danh thắng nổi tiếng như động Chùa São, đền Đại Cại… và chiêm ngưỡng sự kỳ ảo của những tác phẩm tranh đá quý tự nhiên dưới bàn tay tài hoa của người thợ. Phong cảnh hữu tình, phong phú về nguồn lợi thủy sản, ven hồ còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như: Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan... Người dân nơi đây vẫn giữ được bản sắc văn hóa bản địa, trong đó, nhiều lễ hội đặc sắc thường diễn ra như Lễ hội mừng cơm mới của người Tày, Tết nhảy của dân tộc Dao... Đề với Làng Văn hóa Ngòi Tu - xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, nơi quần tụ của 5 dân tộc (chủ yếu là đồng bào Dao Quần trắng), du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống thư thái dưới những mái nhà sàn thấp thoáng giữa rừng cọ, tìm hiểu nghề đan rọ tôm truyền thống, ngắm những thiếu nữ Dao má đỏ hây hây trong trang phục dân tộc rực rỡ. Đặc biệt, mỗi khi màn đêm buông xuống, bên ánh lửa trại bập bùng, du khách sẽ được nghe những làn điệu dân ca say đắm lòng người và thưởng thức hương vị tinh tế của những món ăn như: cơm lam, nộm hoa chuối rừng, thịt gà nấu măng chua hay món gỏi cá, nộm tôm... Hầu hết, các bản làng ven hồ Thác giờ vẫn giữ được nét hoang sơ, cùng bản sắc văn hóa của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Cao Lan... với nhiều lễ hội đặc sắc. Hiện nay thôn Ngòi Tu đã có nhiều hộ được đầu tư hoàn chỉnh đủ điều kiện để đón khách nước ngoài. Mỗi năm, thôn đã đón tiếp hàng trăm đoàn khách thăm quan, chủ yếu đến từ các nước Đức, Pháp, Ý, Thuỵ Điển, Úc và Việt kiều. Ngoài ra, du khách cũng có thể tham dự lễ hội đua thuyền độc đáo với tên gọi “Âm vang hồ Thác Bà” hay thăm làng bưởi Khả Lĩnh nổi tiếng. Và trong hành trình khám phá ấy, du khách cũng có thể thêm chút thời gian để đến với mảnh đất Lục Yên liền kề là vùng đá quý nổi tiếng cả nước, thăm Di tích lịch sử đền Đại Cại, hang Ma Mút, chùa São, núi Vua Áo đen... nơi mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những dấu vết của người Việt cổ. Được ví như vịnh Hạ Long trên núi - hồ Thác Bà hứa hẹn mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm tuyệt vời, khó quên.
Yên Bái 2643 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Tỉnh Yên Bái vốn được nhiều người biết đến nhờ vào vẻ đẹp ấn tượng của khung cảnh thiên nhiên đẹp hữu tình, nổi tiếng nhất có lẽ là Mù Cang Chải. Nhưng mấy ai biết được rằng, đây còn là nơi cất tiếng vọng âm vang không ngừng của thác Pú Nhu hùng vĩ, xinh đẹp. Thác Pú Nhu nằm trong bản Pú Nhu, thuộc xã La Pán Tẩn, Mù Cang Chải với dòng thác tạo nên những thanh âm du dương như lời kể tự hào về những con người chân chất, bình dị của vùng đồi núi cao hùng vĩ Tây Bắc. Con thác nằm cách trung tâm huyện Mù Cang Chải khoảng chừng 10km về phía Tây, được bắt nguồn từ những con suối ở trên những cánh rừng đầu nguồn thuộc Lào Cai, Sơn La đổ về. Với địa hình núi cao vô cùng ấn tượng tại đây đã biến dòng nước đấy trở thành dòng thác hùng vĩ, ấn tượng như bây giờ. Đặc biệt nhất phải kể đến là vào những mùa nước nổi, nước ở đây được bù đắp thêm lớp phù sa màu mỡ giúp cây cối tươi tốt, mang đến hương sắc tươi mới, tràn đầy sức sống. Thiên nhiên thật khéo léo khi bao bọc con thác xinh đẹp này một cách đầy tinh tế, chỉ để “lộ” âm vang hùng vĩ của dòng thác cho những bạn ở từ phía xa. Chính vì thế mà thác Pú Nhu lại trở nên bí ẩn hơn, khiến ai nấy cũng tò mò được khám phá khi chỉ vừa nghe những thanh âm đấy. Khi chưa kịp nhìn ngắm thác Pú Nhu thì bạn đã có thể ngây ngất trước vẻ đẹp thơ mộng của lối đi dẫn vào đấy rồi. Đoạn đường di chuyển khá dễ dàng, chỉ cần bằng qua con suối và cánh đồng ngô là bạn có thể tận hưởng cảm giác mát lạnh của dòng nước mát tại đây. Còn nếu bạn chọn di chuyển theo con đường lớn thì rất khó để chiêm ngưỡng dòng thác này. Bạn biết vì sao không? Bởi thiên nhiên đã ôm ấp con thác này bằng những cây rừng cao lớn, tạo nên sự ẩn nấp tinh tế cho con thác. Với độ cao khoảng chừng 200m, dòng thác được chia thành nhiều bậc chảy khác nhau. Đẹp nhất là vào những ngày nắng đẹp, dòng thác Pú Nhu chảy xuống tựa tấm vải lụa trắng phất phơ theo những giai điệu vui tươi của tiếng gió rì rào, tiếng chim hót trong khu rừng hoang sơ xung quanh. Nếu có dịp khám phá Mù Cang Chải vào những ngày thời tiết tuyệt đến thế, chắc hẳn bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi, âm hưởng hùng vĩ và đáng nhớ nhất là khoảnh khắc được thả hồn mình vào bầu không khí trong lành mà đất trời ban tặng cho nơi đây. Nằm hiên ngang giữa hai vách núi cao thẳng đứng, dòng thác Pú Nhu hiện ra tựa bức tranh thủy mặc. Hình ảnh ngọn núi cao hùng vĩ chẳng khác gì một vị tráng sĩ đang bao bọc, che chở nàng thiếu nữ xinh đẹp mang tên thác Pú Nhu qua bao thăng trầm cuộc sống. Xung quanh dòng thác còn có những tảng đá lớn phủ đầy lớp rêu tuy có phần ghê sợ, nhưng đấy cũng chính là điểm nhấn đặc biệt khiến bạn không thể rời mắt sự kỳ lạ đấy. Nếu bạn đang loay hoay tìm kiếm một nơi để trút đi mọi muộn phiền, được thư giãn cùng thiên thiên trong lành thì đây đích thực là nơi lý tưởng dành cho bạn. Với những gì mà thác Pú Nhu sở hữu, chắc hẳn bạn sẽ có chuyến đi thật đáng nhớ với khung cảnh tuyệt vời, ấn tượng tại đây. Bên dưới dòng nước chảy liên hồi của con thác còn có một hồ nước bí ẩn mang tên hồ Rồng. Theo như người dân ở đây kể lại, hồ nước này vô cùng linh thiêng bởi có một con rồng đang ngủ dưới lòng hồ, và tương truyền rằng dòng thác Pú Nhu chính là kết quả tuyệt mỹ được phun ra từ con rồng đấy. Tuy chỉ là một câu chuyện được truyền miệng cho đến ngày nay nhưng nó đã khiến cho mọi người không dám đằm mình dưới dòng nước này, bởi không một ai dám đánh thức giấc ngủ của con rồng. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một câu chuyện truyền thuyết. Ngày nay, kh dịch vụ du lịch ở đây đã phát triển hơn nhiều, bạn hoàn toàn có thể được đảm bảo an toàn trong chuyến tham quan của mình. Vì thế, bạn vẫn có thể thỏa thích đằm mình tận hưởng dòng nước mát ở nơi đây mà không phải lo lắng quá nhé.
Yên Bái 2116 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Bản Lìm Mông nằm tại huyện Mù Cang Chải, Yên Bái khoác lên mình vẻ đẹp xao xuyến lòng biết bao người. Bản Lìm Mông nằm ở nơi tận cùng của Yên Bái, được thiên nhiên ban tặng cho cảnh sắc đẹp đến ngất ngây cùng những cánh đồng lúa trải dài, xen kẽ là những mái nhà thấp thoáng ẩn hiện giữa chốn mây mù đẹp tựa thiên đường. Không hề ngoa khi nói Bản Lìm Mông chính là một trong những điểm tham quan, khám phá vô cùng thách thức những ai đam mê phượt. Với cung đường đi vô cùng hiểm trở và đầy những gian nan, thử thách, Bản Lìm Mông đáp lại sự kiên nhẫn của mọi người bằng khung cảnh thiên nhiên đẹp đến mê hồn, không hề thua kém Thị trấn Tú Lệ ở Yên Bái. Giữa tháng 9 và tháng 10 chính là lúc thích hợp nhất để bạn đến khám phá Bản Lìm Mông. Lúc này cũng là lúc Ruộng bậc thang Mù Cang Chải vào mùa đẹp nhất. Đến đây vào thời điểm này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên Yên Bái khoác lên mình sắc áo vàng óng ánh, đẹp như bức tranh được vẽ nên từ chính đôi tay của Mẹ thiên nhiên. Nếu như đã bỏ lỡ mùa vàng Yên Bái, bạn cũng có thể đến khám phá Bản Lìm Mông vào khoảng tháng 5 đến tháng 6. Lúc này Yên Bái đang vào mùa nước đổ nên cảnh sắc thiên nhiên đẹp thơ mộng cực kỳ. Vào thời điểm này tại Bản Lìm Mông cũng vui tươi, nhộn nhịp hơn hẳn vì người dân bắt đầu í ới rủ nhau lên đồng cày cấy cho một mùa vụ mới đầy bội thu. Đến với Yên Bái mà bỏ lỡ cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của Bản Lìm Mông thì quả là một thiếu sót cực kỳ lớn. Nằm ở tận cùng xứ mây mù, đường đến Bản Lìm Mông cũng vô cùng hiểm trở khiến nhiều phượt thủ đứng ngồi không yên, mong muốn xách balo lên để đến đây khám phá một trong những cung đường hiểm trở nhất Việt Nam. Để đến được Bản Lìm Mông, từ Hà Nội bạn di chuyển theo hướng đi cầu Trung Hà. Đến Thanh Sơn (Phú Thọ) thì tiếp tục di chuyển thẳng qua Quốc lộ 32 hướng về tỉnh Yên Bái. Sau khi đến chân đèo Khau Phạ thì phải băng qua bản làng người Thái ở suối Nậm thì mới đặt chân đến được Bản Lìm Mông tọa lạc bên kia con suối. Ngay từ lúc còn trên cung đường đến với Bản Lìm Mông bạn đã có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp đầy ấn tượng của đèo Khau Phạ. Với độ cao lên đến 1200m so với mực nước biển, đèo Khau Phạ đẹp kỳ vĩ mang đến một thử thách không hề nhỏ cho những ai đang có ý định đến khám phá Bản Lìm Mông. Đứng từ trên đỉnh đèo, bạn sẽ dễ dàng chiêm ngưỡng được cảnh sắc thiên nhiên của Bản Lìm Mông. Vẻ đẹp của núi rừng Yên Bái cứ thế được thu trọn vào trong tầm mắt. Đặc biệt là lúc Bản Lìm Mông vào mùa lúa chín, những cánh đồng lúa trải dài một màu vàng ươm vô cùng rực rỡ, tô điểm thêm cho bức tranh phong cảnh đẹp đến mê hồn người. Giới trẻ thường chọn đỉnh đèo này làm nơi ngắm Bản Lìm Mông, sống ảo và đặc biệt là đón khoảnh khắc hoàng hôn hoặc bình minh. Nếu như có ý định đến khám phá Bản Lìm Mông, một trong những việc bạn cần làm đầu tiên chính là kiểm tra thật kỹ lưỡng phương tiện di chuyển và nên đem đi bảo dưỡng nếu có thể. Đường đi đến bản vô cùng khó khăn, hiểm trở với nhiều đèo dốc, khúc cua tay áo nên nếu không cẩn thận rất dễ gặp phải rủi ro giữa đường. Đảm bảo một sức khỏe thật tốt trước khi lên đường vì đoạn đường đến đây không những xa mà còn muôn vàn gian nan, thử thách. Nếu không đủ tự tin để cầm lái thì bạn nên đi cùng với người có tay lái vững, có kinh nghiệm chạy xe đường dài cũng như quen thuộc với đường đi tại Yên Bái càng tốt. Nên xem trước dự báo thời tiết trước khi lên đường. Nếu thời tiết xấu thì nên cân nhắc thay đổi lịch trình đi những điểm khác rồi mới đến Bản Lìm Mông. Đặc biệt là không nên đổ đèo dốc vào ban đêm vì đường đi rất tối, vắng vẻ và cực kỳ nguy hiểm đối với những ai không quen thuộc đường xá Bản Lìm Mông. Ưu tiên những bộ đồ thoải mái, giày thể thao để thuận tiện di chuyển vì hầu hết người đến Bản Lìm Mông đều với mong muốn được khám phá nhiều nhất có thể. Địa hình nơi đây không thích hợp để diện những bộ váy, đầm quá cầu kỳ sống ảo.
Yên Bái 2224 lượt xem
Từ tháng 9 đến tháng 10
Di tích khu mộ Nguyễn Thái Học và các chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930, nằm trong khuôn viên công viên Yên Hòa (rộng 30 ha ), thuộc phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái được xây dựng từ năm 2001. Nguyễn Thái Học sinh ngày 1/12/1902 tại Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là người yêu nước ngay từ khi còn ngồi trên ghế của nhà trường thực dân, ông đã gửi thư cho Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne là đảng viên Đảng Xã hội Pháp, kêu gọi tiến hành cải cách xã hội ở Việt Nam. Vị Toàn quyền Đông Dương ấy không thèm quan tâm tới những điều mà Nguyễn Thái Học đề nghị. Ngày 25/12/1927, Nguyễn Thái Học và các đồng sự tổ chức thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng, ông được bầu làm Chủ tịch. Việt Nam Quốc dân Đảng bị nhà cầm quyền lùng sục, bắt bớ. Trước nguy cơ Việt Nam Quốc dân Đảng bị tan vỡ, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính đã quyết định tiến hành cuộc "tổng khởi nghĩa vũ trang". Nếu thất bại cũng là tấm gương cho đời sau tiếp bước, "Không thành công cũng thành nhân". Lực lượng khởi nghĩa gồm Việt Nam Quốc dân Đảng, chủ yếu là lính khố đỏ thuộc đại đội 5, 6, 7 Tiểu đoàn 2, Trung đoàn lính khố đỏ số 4 Bắc Kỳ. Lính khố xanh không tham dự khởi nghĩa. Đêm 9 rạng ngày 10/2/1930, khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ, nghĩa quân đã hạ sát được hầu hết bọn sĩ quan, hạ sĩ quan chỉ huy ở các nhà riêng, phối hợp với nghĩa quân hai cơ lính khố đỏ đồn 5 và 6 đồn Dưới nổi dậy. Trước sân trại lính, một đại biểu của Việt Nam Quốc dân Đảng đọc bài "Hịch khởi nghĩa" với những khẩu hiệu: "Đuổi giặc Pháp về nước Pháp. Đem nước Nam trả người Nam. Cho trăm họ khỏi lầm than. Được thêm phần hạnh phúc". Cờ của Việt Nam Quốc dân Đảng tung bay trên trại lính và các công sở. Do không lôi kéo được toàn bộ lính khố xanh cơ số 7 và số 8 ở trên đồn cao, lực lượng mỏng nên nghĩa quân bị đánh bật khỏi các vị trí đã chiếm, cuộc khởi nghĩa bị dìm trong biển máu. Sau khởi nghĩa Yên Bái 5 ngày, Nguyễn Thái Học tổ chức khởi nghĩa ở Vĩnh Bảo, Phụ Dực, chủ trương tiến tới chiếm toàn bộ Hải Phòng. Nghĩa quân đã đánh chiếm được huyện lỵ Vĩnh Bảo, giết chết tên tri huyện Hoàng Gia Mô, một tên quan lại tham tàn độc ác. Với sự phản công quyết liệt của quân Pháp với vũ khí hiện đại, quân khởi nghĩa bị tiêu diệt. Nguyễn Thái Học trốn thoát do được sự che chở của nhân dân. Cùng một số đảng viên tiêu biểu còn lại của Việt Nam Quốc dân Đảng, Nguyễn Thái Học bàn bạc và dự định cải tổ lại Đảng và thay đổi phương hướng chiến lược và hoạt động của Đảng. Chủ trương này vừa khởi động thì ngày 20/2/1930, Nguyễn Thái Học bị bắt tại ấp Cổ Vịt (Chí Linh, Hải Dương). Ngày 23/3/1930, ông bị kết án tử hình. Ngày 17/6/1930, Pháp đưa Nguyễn Thái Học cùng 12 chiến sĩ khác của Việt Nam Quốc dân Đảng tại Yên Bái lên máy chém. Bước lên đoạn đầu đài, trước khi đưa đầu vào máy chém, Nguyễn Thái Học hô vang: "Việt Nam vạn tuế!". Pháp phải thừa nhận khởi nghĩa Yên Bái đã giáng một đòn chí mạng vào chính quyền thuộc địa. Di tích lịch sử Nguyễn Thái Học ghi dấu cuộc “Khởi nghĩa Yên Bái” hiện nay gồm khu lăng mộ, khu tượng đài, khu nhà đón khách, bia tưởng niệm và khuân viên cây cảnh. Khu tượng đài Nguyễn Thái Học và các cộng sự của ông trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 tại Công viên Yên Hòa, thành phố Yên Bái. Nổi bật nhất khu vực này là câu nói nổi tiếng của Nguyễn Thái Học trở thành phương châm hành động và tư tưởng chủ đạo của Việt Nam quốc dân Đảng, đó là “Không thành công cũng thành nhân”, được nghĩa quân coi như lời thề quyết tử. Khởi nghĩa Yên Bái tuy không thành công, nhưng lòng yêu nước là bất diệt. Chính vì thế, trên đất nước ta, rất nhiều nơi lấy tên Nguyễn Thái Học đặt tên cho các đại lộ và các trường học. Cụ Phan Bội Châu đã viết bài văn tế về cuộc khởi nghĩa Yên Bái và các nhân vật trọng yếu của cuộc khởi nghĩa. Khu di tích lịch sử Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia vào ngày 5/3/1990. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái
Yên Bái 2810 lượt xem
Lễ đài sân vận động thành phố Yên Bái, thuộc phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái là nơi Bác Hồ đứng nói chuyện với nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái ngày 25/9/1958. Đây là Di tích lịch sử cấp Quốc gia đã được Bộ văn hóa thông tin công nhận ngày 16/11/1988. Lễ đài nguyên là khán đài sân vận động thị xã xưa. Sân và Lễ đài nằm trong khu vực đông dân cư, trung tâm của tỉnh lỵ trước đây. Sân vận động thị xã có từ thời Pháp thuộc. Sau khi hoàn thành việc đánh chiếm và thành lập tỉnh Yên Bái (1900) đến năm 1905 Pháp thành lập trại lính lê dương bảo vệ chính quyền của chúng. Để phục vụ đời sống tinh thần của binh lính, nhất là các hoạt động văn hoá - thể thao. Năm 1927, Pháp cho xây dựng sân vận động này để tổ chức các hoạt động hội hè, đá bóng, nhưng xung quanh sân chỉ được đắp thành các mô đất cao chứ chưa có khán đài, đến năm 1930 mới hoàn thành. Từ đó, Pháp thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tại đây, mời các đội bóng từ Hà Nội, Phú Thọ, Tuyên Quang đến thi đấu, đồng thời cũng tổ chức nhiều ngày "hội Tây" tại khán đài sân vận động thị xã này. Năm 1954, hòa bình lập lại, tỉnh Yên Bái chủ trương khôi phục lại sân bóng thành sân vận động thị xã. Tháng 1/1957, tỉnh cho xây dựng khán đài (lễ đài hiện nay) và tường bao quanh sân theo hình bầu dục. Sự kiện lịch sử quan trọng nhất là ngày 25/9/1958, phái đoàn của Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu lên thăm tỉnh Yên Bái. Trong thời gian làm việc tại tỉnh, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban hành chính tỉnh đã chọn sân vận động thị xã làm nơi mít tinh để Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Khi đó tỉnh Yên Bái là một trong những tỉnh khó khăn nhất miền Bắc, vừa mới dành được độc lập, chiến tranh tàn phá nặng nề, phần lớn địa hình là đồi núi, dân cư thưa thớt, trình độ dân trí thấp, nạn du canh du cư, mê tín dị đoan còn nhiều, cuộc sống còn vô cùng thiếu thốn. Trong lúc khó khăn nhất, Bác đã đến thăm Yên Bái. Sáng sớm ngày 25/9/1958, gần 5.000 cán bộ và nhân dân các dân tộc thị xã Yên Bái cùng đồng bào các vùng lân cận đã nô nức kéo đến dự mít tinh để được nhìn thấy Bác, nghe tiếng Bác. Từ tỉnh đội đi ra, Bác đến sân vận động và bước lên Lễ đài trong tiếng hò reo như sấm dậy của đồng bào. Sau khi mọi người im lặng, Bác bắt đầu nói chuyện, Người thân mật thăm hỏi cán bộ và nhân dân, chỉ ra những việc làm thiết thực. Người đề cập đến nhiều vấn đề từ đoàn kết dân tộc, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Nói chuyện xong Bác bắt nhịp cùng toàn thể đồng bào Yên Bái hát bài "kết đoàn". Từ lễ đài, Người rời về nơi làm việc trong tiếng vỗ tay và những bài ca hùng tráng của đồng bào tỉnh nhà. Ngày 31/5/1966, một trận ném bom của máy bay Mỹ đã làm sập một góc của sân vận động, năm 1977 sân vận động được sửa lại thay cửa hình vòm bằng cửa hình vuông, toàn bộ kiến trúc vẫn được giữ nguyên. Năm 2016, khu Di tích lễ đài đã được cải tạo nâng cấp. Di tích lễ đài và toàn bộ kiến trúc của khu vực tưởng niệm Bác được thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống, mô phỏng theo kiến trúc tưởng niệm Bác Hồ tại Kim Liên - Nghệ An quê Bác. Với ý nghĩa văn hóa lịch sử đó, nơi đây đang là một điểm đến, một địa chỉ của nhân dân và du khách đến thăm quan và thắp hương tưởng niệm Bác, mãi là nơi lưu giữ những kỷ niệm thiêng liêng về vị Lãnh tụ vĩ đại - Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái, là địa chỉ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái
Yên Bái 2636 lượt xem
Bến Âu Lâu (nay nằm trên địa bàn xã Âu Lâu và phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái) là nơi góp phần quan trọng vận chuyển cán bộ, bộ đội, dân công, lương thực và vũ khí phục vụ các chiến dịch lớn thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, mở đường đến thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, lập lại hòa bình ở miền Bắc năm 1954. Năm 1953, bến đò mà người dân ven sông Hồng qua lại giao lưu, buôn bán được xây dựng thành bến phà Âu Lâu. Bến phà Âu Lâu là điểm nối thuận tiện giữa Việt Bắc và Tây Bắc của đất nước. Từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bến Âu Lâu là nơi tập kết, bí mật đưa đón các cán bộ cách mạng, chiến sỹ chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa và sau đó là thành lập Ủy ban cách mạng lâm thời và tiếp quản thị xã Yên Bái. Cũng chính ở nơi đây, thực dân Pháp đã dẫn giải các tù chính trị từ Nghệ An (1943), Thái Nguyên (1945) qua bến sang giam ở Căng Nghĩa Lộ. Đêm 16 rạng ngày 17/8/1945, theo kế hoạch Ủy ban quân sự cách mạng du kích Âu Lâu và du kích Âu Cơ (Vân Hội) cùng bộ đội hữu ngạn sông Hồng qua sông đánh trại Bảo an cướp chính quyền từ tay Nhật. Năm 1951, trong chiến dịch Lý Thường Kiệt, một hướng của đại đoàn 312 qua bến sang đánh vào khu quân sự Nghĩa Lộ (3/10/1951). Chiến dịch Tây Bắc diễn ra, đêm 10-11/10/1952 bến Âu Lâu là một trong bốn bến mà trung đoàn 36, trung đoàn 174 của đại đoàn 316 và đại đoàn 308 vượt sông Hồng vào Ca Vịnh, Ba Khe, đèo Hồng đánh căn cứ Cửa Nhì. Cuối tháng 11/1952, theo chỉ thị của Trung ương Đảng và Bộ Tổng tư lệnh yêu cầu gấp rút mở rộng tuyến đường 13 từ Việt Bắc qua Yên Bái. Trong hoàn cảnh khó khăn và địch bắn phá ác liệt nhưng chúng ta vẫn thông đường 13 sớm 5 ngày qua bến Âu Lâu tiếp viện cho chiến trường Tây Bắc. Bến Âu Lâu có vị trí quan trọng là nối liền hệ thống giao thông Việt Bắc với Tây Bắc, là nơi duy nhất có thể cẩu các loại vũ khí hạng nặng như: pháo mặt đất, pháo cao xạ, xe ô tô chở đạn dược, khí tài quân sự qua sông tiếp viện cho chiến trường Điện Biên Phủ. Trong thời gian này, bến Âu Lâu được tăng cường cả về nhân lực và phương tiện để chuyên chở vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, dân công, bộ đội vượt sông Hồng, đồng thời gồng mình chống đỡ những trận bom ác liệt của thực dân Pháp. Ban đêm là lúc chủ yếu diễn ra các hoạt động ở bến Âu Lâu để tránh sự phát hiện của địch, những chuyến phà qua lại một cách nhanh nhất để thông đường cho xe tiếp viện. Để ngăn chặn sự phá hoại của máy bay địch, ban ngày ta phải kéo phà lên thượng lưu vào Ngòi Lâu nhấn chìm phà, ban đêm lại tát nước kéo phà ra. Từ 11/1953 - 5/1954, thực dân Pháp tập trung bắn phá ác liệt bến Âu Lâu hơn 200 ngày đêm với 2.700 tấn bom đạn nhưng chỉ tắc 8 ngày đêm và chúng ta vẫn vận chuyển được hàng nghìn tấn lương thực và hàng trăm tấn đạn dược, vũ khí cho mặt trận Điện Biên Phủ. Sau những ngày tháng phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, từ năm 1955-1965, bến được nâng cấp từ phà gỗ sang phà thép có ca nô sắt. Năm 1965-1968, với tinh thần: “Sống bám cầu đường, chết kiên cường dũng cảm” bến đã có 100 lần đưa 500 lượt xe pháo qua sông, chuyên chở gần 200.000 lượt ô tô, hàng ngàn tấn hàng hóa qua lại. Những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chúng đã dùng nhiều tốp máy bay đánh phá trong 4 tiếng gây thiệt hại nặng nề cho thị xã Yên Bái và bến phà Âu Lâu trong ngày 31/5/1966. Năm 1967, bến Âu Lâu vinh dự được Thủ tướng Phạm Văn Đồng qua thăm nhân dịp lên chúc tết quân và dân hai tỉnh Yên Bái và Nghĩa Lộ. Ngày 18/12/1972, giặc Mỹ lại tiếp tục tập kích Yên Bái trong đó có bến Âu Lâu nhưng vẫn không cản được những chuyến phà chở người và lương thực, thực phẩm tiếp tế cho chiến trường miền Nam. Sau khi đất nước thống nhất, bến phà Âu Lâu tiếp tục hoạt động và xây dựng thành đơn vị chủ chốt của ngành giao thông vận tải tỉnh Yên Bái. Ngày 07/8/2012 Bến Âu Lâu được Bộ Văn Hoá Thể Thao & Du Lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia . Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái
Yên Bái 2513 lượt xem
Đội du kích Khau Phạ (xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải) được thành lập vào tháng 10 năm 1946 tại bản Trống Tông Khúa trên đỉnh đèo Khau Phạ (trước đó vốn là một đội vũ trang được ra đời từ năm 1944 của đồng bào Hmông để chống lại sự đàn áp bóc lột của bọn thống trị, rồi sau trở thành đội vũ trang chống lại bọn Quốc dân đảng). Ban đầu lực lượng chỉ có 7 đội viên, vũ khí chỉ có 3 khẩu súng tự tạo là súng kíp, dao nhọn và cung nỏ. Trải qua một thời gian chiến đấu, đội du kích phát triển rất nhanh về quân số, lên 30 người, 50 người rồi khi đông nhất lên tới hơn 200 đội viên, lực lượng tham gia hầu hết là người dân địa phương (người Hmông). Đây là một di tích nằm trên vùng đồi núi hiểm trở, trải dài và rộng từ chân đèo Cao Phạ lên đỉnh đèo (dài trên 20km). Địa bàn hoạt động của đội du kích rộng, có nhiều địa điểm trong đó có ba địa điểm trọng yếu nhất, diễn ra những sự kiện quan trọng trong suốt gần 8 năm hoạt động của đội du kích Khau Phạ. Đó là: Bản Trống Tông Khúa - nơi thành lập đội du kích Khau Phạ;. nhà của ông Lý Nủ Chu - cơ sở cách mạng của Đội du kích Khau Phạ (bản Lìm Mông) và Hang Dơi - địa điểm phục kích Pháp dưới chân đèo Khau Phạ, năm 1948. Trong suốt những năm hoạt động (1946 - 1952), đội du kích đã chặn đánh nhiều trận, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất. Được ra đời từ năm 1946, Đội vừa tổ chức huấn luyện vừa làm nhiệm vụ canh gác bảo vệ nhân dân, bảo vệ sản xuất tại đỉnh đèo vừa dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở, phối hợp với bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương anh dũng đánh giặc, lập nhiều chiến công xuất sắc. Ngày 8-10-1947, địch càn quét đánh phá Khau Phạ. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Đội trưởng Lý Nủ Chu, đội du kích đã dùng lực lượng nhỏ đánh trả, làm chết một tên quan 2 và bị thương nhiều tên lính Pháp, buộc địch phải bỏ dở cuộc hành quân. Trong giai đoạn 1947-1949, đội du kích đã nhiều lần nhịn đói, nhịn khát, sống trên rừng, ăn củ nâu, củ mài, quyết chiến đấu với giặc. Chính trong những năm tháng gian khổ này, Đội đã lập được nhiều thành tích rất đáng ghi nhận. Tiêu biểu là trận Nậm Khắt, đội du kích đã phục kích, bắn chạy toán loạn 1 đại đội của địch, thu gọn 2 khẩu súng. Tiếp đó là hai trận liên tiếp ở Gia Hội và Tú Lệ, đội du kích đã phối hợp với bộ đội đuổi đánh địch, thu được 2 khẩu súng, nhiều mìn và lựu đạn. Tháng 3/1948, đội du kích đã phối hợp với Đội xung phong Quyết Tiến do đồng chí Hồng Quân và Lý Bạch Luân phụ trách, tổ chức phục kích chặn đánh địch trên đoạn đường Tú Lệ - Gia Hội, thu được 3 súng trường và một số đạn dược. Cuối tháng 3-1948, Liên khu ủy và Bộ Tư lệnh Liên khu 10 quyết định mở chiến dịch Nghĩa Lộ, riêng đội du kích Khau Phạ đã phối hợp với đại đội 520 và đội xung phong Quyết Tiến đánh đồn Tú Lệ, bắt sống tên Bang tá Lò Văn Inh (chỉ huy đồn), đồng thời làm tan rã đơn vị lính dõng gồm 27 tên, thu 2 súng máy, gần 20 súng trường và một số vũ khí khác. Sau chiến thắng này, đội được trang bị thêm 50 khẩu súng. Từ năm 1949, nhận thấy sự lợi hại của Đội du kích Khau Phạ, địch ngày càng khủng bố hơn, chúng ra sức tập trung dân, kiểm soát chặt chẽ địa hình. Vì vậy, hoạt động của đội gặp nhiều khó khăn: thiếu lương thực, thực phẩm, đạn dược, mất hoàn toàn liên lạc với Đảng, với chính quyền, với quân đội nhưng vẫn tuyệt đối trung thành, kiên trì và chiến đấu liên tục. Sau năm 1951, Pháp đánh phá dữ dội các cơ sở của ta trong vùng hậu địch, hầu hết các cơ sở đều bị tan rã. Nhưng với lòng quả cảm, kiên cường bám trụ, Đội du kích Khau Phạ vẫn duy trì cuộc chiến đấu gây cho địch nhiều tổn thất. Đội đã trở thành một điểm nối quan trọng nằm ở cửa ngõ Mù Cang Chải, nối các cơ sở cách mạng trong vùng với hai đầu Nghĩa Lộ-Than Uyên. Tháng 10-1952, Bộ Tổng tư lệnh mở chiến dịch Tây Bắc nhằm giải phóng Phân khu Nghĩa Lộ và các tiểu khu Than Uyên, Phù Yên, Sơn La. Ngày 16 tháng 10 năm 1952, địch cho nhảy dù một tiểu đoàn xuống Tú Lệ, Cao Phạ nhưng đã bị đội du kích phối hợp với bộ đội chủ lực tiêu diệt, truy kích. Ngày 15 tháng 10 năm 1952, Than Uyên được giải phóng. Ngày 18 tháng 10 năm 1952, địch thất bại thảm hại ở Phân khu Nghĩa Lộ và tìm đường tháo chạy sang Sơn La, tàn quân địch đi qua Cao Phạ đã bị lực lượng du kích truy kích, tiêu diệt. Mù Cang Chải được hoàn toàn giải phóng khỏi ách chiếm đóng của thực dân Pháp. Ngày 27/8/2012, nơi thành lập đội du kích Khau Phạ đã được Bộ Văn Hoá Thể Thao & Du Lịch công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái
Yên Bái 2490 lượt xem
Đền Đông Cuông là một trong hai đền lớn ở thượng lưu sông Hồng, đã tồn tại từ lâu đời, tọa lạc tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đền Đông Cuông là cụm Di tích gồm 4 điểm: Ngoài Đền chính còn có Miếu Cô, Miếu Cậu và Miếu Đức Ông. Đền có từ lâu đời, qua sử sách thư tịch được biết Đền có muộn nhất vào đời Lê, được phát triển từ một Miếu cổ (thuộc trung tâm trại Quy Hóa thời Trần); Các thư tịch cổ như Kiến văn tiểu lục, Đại Nam thống nhất chí đều có ghi chép về ngôi Đền Đông Cuông này. Đền và khu vực đền có liên quan đến Đền Ngọc Tháp và Đền Hùng (Phú Thọ). Đền Đông Cuông sơ khởi là Miếu thờ Đông Quang công chúa do các dòng họ Hà, Hoàng là người Tày Khao sáng lập và thay nhau đảm lãnh công vụ chính quyền, đồng thời là nơi làm việc của Thổ Tù, chức dịch, phiên quan và đảm chức năng “Đinh Trạm” chuyển tống đạt công văn hai chiều giữa triều đình trung ương và cơ sở. Thời Trần tổng dinh Quy Hóa - Hà Bổng và ông Từ (Ngọc Tháp - Quang Sơn) lên trấn giữ biên ải. Hiện nay, trước là Đình, nay là Đền dòng họ Hà quán xuyến bởi tổ phụ của dòng họ Hà là Hà Văn đã từng lãnh đạo địa phương đánh giặc Nguyên - Mông thời Trần. Sử chép tháng 2 năm Đinh Hợi (1287) vua Nguyên - Mông lấy 7 vạn quân, 500 chiến thuyền, 6.000 quân Vân Nam và 1 vạn 5.000 quân ở 4 châu ngoài bể và sai thái tử Thoát Hoan làm đại nguyên soái; A Bát Xích làm Tả Thừa; A Lỗ Xích làm bình trương chính sự; Ô Mã Nhi làm chính sự đem tất cả hơn 30 vạn quân sang tiến đánh nước Nam. Trước tình thế đó, Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông đã sắc phong Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm quốc công tiết chế chỉ huy toàn bộ quân dân Đại Việt kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông. Đạo quân Nguyên - Mông do Nạt Tốc Lạt Đinh chỉ huy chạy ngược theo sông Lô về Vân Nam, khi chạy qua địa phận Phù Ninh (nay là huyện Phong Châu tỉnh Phú Thọ) chúng bị quân dân địa phương do anh em Hà Đặc, Hà Chương đã rút quân lên đánh tận căn cứ núi Chỉ (thuộc tỉnh Phú Thọ), từ trên núi đưa dân binh xông vào đồn quân tiên phong của giặc, tập kích bất ngờ bằng nhiều mưu lược quân sự. Quân của Hà Đặc, Hà Chương đuổi giặc tới tận A Lạp thì bị đạo quân đi sau của giặc chặn đánh, Hà Đặc anh dũng hy sinh, Hà Chương bị bắt . Quân Nguyên - Mông tan vỡ thiệt hại nặng, số sống sót rút chạy về Vân Nam. Theo gia phả của dòng họ Hà “vốn gốc người Tày Khao thuộc dòng Hà Đặc, Hà Chương thời Trần. Nay tụ cư tại An Bồi - Kiến Xương, Thái Bình: Hà Đặc và Hà Chương là hai anh em, khi đánh giặc Hà Chương hăng hái truy kích địch tới vùng Yên Bái đã hy sinh tại đó. Ông được phong hầu là “Bình Nguyên thượng tướng trung dũng hầu”". (Theo mục cổ tích Trấn Hưng Hóa) sau bị tử trận và được dân làng lập miếu thờ bên ghềnh ngai (thuộc thôn Ghềnh Ngai bên bờ trái thuộc xã Tân Hợp, huyện Văn Yên), vợ ông là Lê Thị và con trai ông là Hoàng Báo khi mất cũng được dân làng thờ bên Ghềnh Ngai và ít lâu sau, ban thờ mẹ và con được di chuyển sang đình cả Đông Cuông (nơi Đền Đông Cuông ngày nay). Chiến thắng quân Nguyên - Mông lần thứ 2 là một chiến thắng hiển hách, địa danh tiêu biểu Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Cự Đà sẽ mãi còn ghi trong sử sách. Kể từ khi di dời, đình được mở rộng và cải đổi trở thành Đền cụ Lê Quý Đôn thời Hậu Lê đã có ký lục. Sách Đại nam nhất thống chí có định danh là “Đền Thần Vệ Quốc” gọi theo sắc phong. Sự biến cuộc khởi nghĩa Giáp Dần (1913-1914), năm 1914 nghĩa quân Mán quần trắng, Mán đại bản và người Tày, người Nùng tỉnh Yên Bái tổ chức tập hợp lực lượng và nổi dậy năm Giáp Dần tấn công các đồn của Pháp trên địa bàn tỉnh Yên Bái và Lao Cai. Cùng thời gian này, công nhân hỏa xa và thương gia Việt Kiều tại tỉnh Vân Nam - Trung Quốc hưởng ứng lời kêu gọi của Phan Bội Châu và những người Việt Nam quang phục hội, lập hội ái hữu và hội yêu nước ở hải ngoại, bí mật ủng hộ phong trào đấu tranh chống Pháp ở trong nước. Một số đồn binh của Pháp dọc biên giới Việt Trung, địa phận Lao Cai bị nghĩa quân tấn công. Cuộc nổi dậy thất bại. Do thiếu tổ chức đúng đắn. Chính quyền thống trị Pháp thiết lập, tòa án quân sự đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh… xét xử những chiến sỹ yêu nước, hầu hết bị kết tội tử hình, chung thân hoặc khổ sai lưu đày, một số bị hành quyết lén lút. Năm 2000, đền được UBND tỉnh Yên Bái công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh. Ngày 22/1/2009, đền được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia tại Quyết định số 296/QĐ-BVHTTDL. Nguồn: Bảo tàng tỉnh Yên Bái
Yên Bái 2484 lượt xem
Khu di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ nằm trên trục chính đường Điện Biên (Quốc lộ 32). Đây là điểm trung tâm của thị xã Nghĩa Lộ và vùng lòng chảo cánh đồng Mường Lò. Khi nhắc tới lịch sử của Căng và Đồn Nghĩa Lộ là nhắc tới địa danh Văn Chấn và nhắc tới lịch sử nơi này thời kỳ kháng chiến chống Pháp những năm 40 của thế kỷ XX. Với ý đồ dập tắt phong trào cách mạng của ta, thực dân Pháp đã lập các trại "lao động đặc biệt" để bắt nhốt những người yêu nước đưa vào trại tập trung. Sau khi Căng Bá Vân (Thái Nguyên) bị giải thể, thực dân Pháp đã đưa những người yêu nước bị giam về Nghĩa Lộ. Mùa hè năm 1944, tri phủ Văn Chấn đã huy động các tổng, xã bắt phu, nộp vật liệu để xây dựng Căng. Thực dân Pháp còn cử tên Đinh Văn Dung và tên Lăm - Be, sở mật thám huyện đến kiểm tra đôn đốc khẩn trương ngày đêm. Đến tháng 1/1945 thì việc xây dựng hoàn thành. Nhìn toàn cảnh lúc này, Căng Nghĩa Lộ như một cái tủ dựng đứng có ba dãy nhà dài "hai dãy là nơi giam giữ chính trị phạm nam giới, phía trong giam chính trị phạm nữ giới, phía ngoài là nơi thường trực và bên cạnh là trạm gác của lính khố xanh". Bao bọc toàn bộ khu Căng - Đồn là hàng rào dây thép gai, phía ngoài hàng rào là hầm sâu có cắm chông, bồn góc Căng có chòi cao sừng sững, ngày đêm canh giữ cẩn mật. Cuộc chiến đấu ác liệt của quân và dân ta với sự kiện phá Căng - Đồn Nghĩa Lộ, giải phóng Văn Chấn lần thứ nhất năm 1945, thực sự là những trang sử vô cùng oanh liệt. Văn Chấn là huyện lớn, nằm ở phía Tây của tỉnh Yên Bái, địa hình là một khu núi rừng trùng điệp, có nhiều núi cao, hang động, là vị trí quân sự có tầm chiến lược quan trọng "tiến có thế công, lùi có thế thủ". Vì thế, giặc Pháp đã đặt mục tiêu phải chinh phục cho bằng được Văn Chấn. Thực hiện ý đồ ấy, ngày mùng 2/10/1947, chúng đem quân đánh tái chiếm Văn Chấn, với âm mưu đánh nhanh và sử dụng lực lượng quân sự mạnh, vũ khí tối tân. Thực dân Pháp muốn khuất phục nhân dân các dân tộc Văn Chấn bằng cách bắn giết hết sức man rợ. Chiếm được Văn Chấn, địch dựa vào những tên tay sai lập nên bộ máy cai trị từ huyện đến xã; đồng thời đặt đồn Nghĩa Lộ thành Phân khu quân sự mạnh nhất trong bốn Phân khu ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Sau khi cắm các đồn bốt và dựng lên bộ máy cai trị, giặc Pháp thực hiện âm mưu chia để trị, dùng người dân tộc này giết người dân tộc khác, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh; chúng biến hệ thống ngụy quân, ngụy quyền thành một công cụ đàn áp, bóc lột nhân dân các dân tộc. Chúng chặt đầu, mổ bụng, moi gan một số cán bộ, chiến sĩ của ta. Rồi chúng dùng mô đá trên Ngòi Lao làm pháp trường xử tử 76 cán bộ, chiến sĩ giữa dòng nước xiết. Trong gần 5 năm (1947 - 1952) chiếm đóng Văn Chấn, bọn Pháp đã giết hại và gây thương tích cho hơn 300 người, làm mất tích khoảng 56 người. Hàng nghìn con em các dân tộc bị cường ép đi làm lính đánh thuê cho chúng, cầm súng bắn lại đồng bào, đốt phá rừng núi quê hương. Ngoài việc bắn giết, chúng còn đốt nhà, phá lúa, cướp trâu bò và hàng nghìn tấn lương thực, hãm hiếp phụ nữ và trẻ em. Chúng bắt đồng bào vào ở ngay dưới chân đồn bốt để cắt đứt liên lạc với Việt Minh và bắt đồng bào quen với sự bắn giết man rợ. Độc ác hơn, chúng còn làm hàng rào bằng xương, bằng thịt của đồng bào để ngăn đòn tấn công của quân ta. Những cái nhỏ như củ khoai, củ sắn, bát gạo, lưng cơm và cái quý nhất của con người là tâm hồn, thể xác đều bị chúng giành giật và thuộc quyền sở hữu của quan đồn. Trước sự tàn sát của súng đạn, nhân dân các dân tộc Văn Chấn đã trỗi dậy sự căm phẫn giặc sâu sắc, khơi dậy niềm tin, tình cảm và lòng yêu nước, tin vào Việt Minh, tin theo kháng chiến. Nhân dân ta đã nổi dậy với tinh thần quyết chiến, quyết thắng và giành được thắng lợi vào lúc 5h30 phút ngày 18/10/1952. Chính sự ủng hộ của đồng bào và quyết tâm giành độc lập, tự do cho Tổ quốc đã thôi thúc quân và dân ta chiến đấu, lập nên chiến công vang dội vào mùa thu năm 1952, giải phóng Nghĩa Lộ. Để tưởng nhớ các trận chiến đấu oanh liệt, ngày 25/7/1992, Uỷ ban nhân dân huyện Văn Chấn đã xây dựng "Đài tưởng niệm Căng Nghĩa Lộ". Hiện nay, Khu di tích Căng - Đồn Nghĩa Lộ bao gồm: Đài tưởng niệm Căng Nghĩa Lộ, tượng đài chiến thắng Nghĩa Lộ mang hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ và nhân dân các dân tộc trong chiến dịch giải phóng Nghĩa Lộ tháng 10 năm 1952, cùng với nhà bia ghi tên các liệt sĩ. Ngày 27/9/1996, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - thông tin công nhận di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ là Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái
Yên Bái 2411 lượt xem