Ứng dụng thuyết minh khám phá du lịch Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch Travelviet

Tải ứng dụng Travelviet

Logo Travelviet

Di tích Rộc Tưng - Gò Đá

Di tích Rộc Tưng - Gò Đá

Nằm trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, phức hợp di tích sơ kỳ Đá cũ Rộc Tưng - Gò Đá gồm di tích Gò Đá ở phường An Bình và 12 di tích Rộc Tưng ở xã Xuân An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Trong đó, 4 địa điểm đã khai quật là Gò Đá, Rộc Tưng 1, Rộc Tưng 4 và Rộc Tưng 7. Số còn lại đều đã đào thám sát và xác nhận thuộc cùng phức hợp với Rộc Tưng - Gò Đá. Gò Đá Nằm ở phường An Bình, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, có tọa độ 13058’19,2” vĩ Bắc, 1080 39’05,1” kinh Đông, độ cao tuyệt đối 421,5m. Di tích nằm ở bờ phải và cách sông Ba khoảng 1,5km, trong vùng địa hình đồi sót của sông Ba bị bóc mòn tích tụ, niên đại sơ kỳ Cánh Tân (QI). Di tích được khai quật 2 lần (năm 2015 và 2016), với tổng diện tích là 94m2, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam và Viện Khảo cổ học - Dân tộc học Novosibirsk thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga tiến hành. Di tích Gò Đá có 1 tầng văn hóa, cấu tạo từ đá granite phong hóa tại chỗ, chứa công cụ đá và mảnh thiên thạch. Một số đặc trưng chung: đa số được làm từ đá quartz, quartzite, kích thước lớn, loại hình nổi trội là công cụ ghè hai mặt, mũi nhọn tam diện, nạo, công cụ chặt, mảnh tước, hòn ghè, chày…được ghè đẽo thô sơ, ít tu chỉnh, có hình thái khác và cổ hơn các di tích sơ kỳ Đá cũ hiện biết ở Việt Nam như Núi Đọ (Thanh Hóa) và Xuân Lộc (Đồng Nai). Gò Đá là di tích cư trú, chế tác công cụ của cư dân sơ kỳ Đá cũ, ở giai đoạn người đứng thẳng (Homo erectus), trong dòng tiến hóa của nhân loại từ đây lên người hiện đại (Homo sapiens) và là bằng chứng về văn hóa đầu tiên của nhân loại. Rộc Tưng 1 Nằm ở xã Xuân An, có tọa độ 14002’25,3” vĩ Bắc, 1080 40’82,2” kinh Đông, độ cao tuyệt đối 556m. Nằm ở bờ trái và cách sông Ba khoảng 2,5km, được khai quật 3 lần (năm 2016, 2017 và 2018); Năm 2016, khai quật hố 1 với diện tích 48m2 (6m x 8m); năm 2017, khai quật hố 2 với diện tích 70m2 (10m x 7m), được chọn dựng nhà trưng bày tại chỗ khi đào đến lớp 1.2. ở độ sâu 0,8m -1,1m (xuất lộ tầng văn hóa); năm 2018, khai quật 20m2 trong phạm vi 70m2 của hố 2, ở độ sâu lớp 2.2. còn lại 50m2 được bảo tồn trong nhà mái che. Rộc Tưng 1 là di tích cư trú và nơi chế tác, trong đó yếu tố cư trú khá điển hình, thể hiện ở bề mặt tầng văn hóa có một số cụm đất đá, liên kết rắn chắc, nổi cao hơn xung quanh, trong đó tập trung cao các mảnh đá thạch anh, một vài hạch đá, mảnh tước và công cụ ghè đẽo. Niên đại di tích Rộc Tưng 1, về cấu tạo địa chất cơ bản giống Gò Đá, thuộc sơ kỳ Pleistocene, về đặc điểm di vật cùng tồn tại của công cụ ghè hai mặt, ghè hết một mặt, mũi nhọn tam diện, nạo, choppers… mang đặc trưng sơ kỳ Đá cũ. Rộc Tưng 1 là di tích cư trú và nơi chế tác, trong đó yếu tố cư trú khá điển hình, thể hiện ở bề mặt tầng văn hóa có một số cụm đất đá, liên kết rắn chắc, nổi cao hơn xung quanh, trong đó tập trung cao các mảnh đá thạch anh, một vài hạch đá, mảnh tước và công cụ ghè đẽo. Rộc Tưng 4 Nằm ở tọa độ 14002’2,7” vĩ Bắc và 108040’35,7” kinh Đông, cao 430m, nằm cách Rộc Tưng 1 khoảng 500m và cùng ở bờ trái sông Ba. Di tích được thám sát tháng 11/2015 và khai quật vào năm 2016, 2017 và 2018. Kết quả khai quật 4 hố ở di tích Rộc Tưng 4 cho thấy, các hố có cấu trúc địa tầng, đặc điểm hiện vật giống nhau, phản ánh tính chất cư trú và chế tác công cụ. Tổ hợp công cụ đá ở các địa điểm Rộc Tưng 4 về cơ bản giống Rộc Tưng 1 và Gò Đá. Rộc Tưng 7 Nằm ở xã Xuân An, thị xã An Khê, tọa độ 14001’452” vĩ Bắc và 108041’11,3” kinh Đông, cao 438m. Di tích được phát hiện năm 2016 và khai quật 2 lần (năm 2017 và 2018) với tổng diện tích 40m2. Kết quả khai quật thu được một số công cụ đá, để chặt, mũi nhọn, nạo, công cụ ghè hai mặt, hạch và nhiều mảnh tước. Rộc Tưng 7 có đặc điểm, tính chất và niên đại tương tụ như các địa điểm đã khai quật ở thung lũng An Khê. Việc phát hiện, thám sát di tích Rộc Tưng 7 đã bổ sung vào danh sách các địa điểm sơ kỳ Đá cũ hiện biết ở vùng đồi gò thung lũng An Khê, bổ sung thêm bằng chứng về sự hiện diện của cộng đồng người giai đoạn tối cổ của nhân loại trên đất nước Việt Nam. Các di tích khảo cổ Đá cũ ở An Khê đều phân bố trên các đồi gò cao trung bình 420 - 450m so với mực nước biển, thuộc vùng chuyển tiếp từ cao nguyên xuống đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam. Tổ hợp hiện vật trong các di tích sơ kỳ Đá cũ An Khê có sự thống nhất, ổn định về chất liệu, loại hình, kỹ thuật chế tác, mang đặc trưng chung của một kỹ nghệ sơ kỳ Đá cũ, mang tên kỹ nghệ An Khê. Kỹ nghệ An Khê được đặc trưng bởi tổ hợp công cụ đá làm từ cuội sông, suối tại địa phương, kích thước lớn, đá cứng, hạt mịn, chủ yếu là quartz và quartzite. Công cụ đá được ghè đẽo thô sơ với các loại hình tiêu biểu: công cụ ghè hai mặt (beface), rìu tay (Handaxe), mũi nhọn (pick), mũi nhọn tam diện và công cụ chặt thô (chopper). Trong đó, công cụ chặt thô chủ yếu phân bố ở khu vực châu Á, công cụ ghè hai mặt và rìu tay nổi trội cho Đá cũ phương Tây, còn mũi nhọn và mũi nhọn tam diện rõ nét nhất ở sơ kỳ Đá cũ vùng An Khê. Với những giá trị tiêu biểu trên, Rộc Tưng - Gò Đá, tỉnh Gia Lai được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích khảo cổ học quốc gia theo Quyết định số 3237/Quyết Định -Bộ Văn Hóa Thể Thao Du Lịch ngày 04/11/2020. Ngày 29/12/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Bằng xếp hạng công nhận “Di tích quốc gia đặc biệt” đối với Rộc Tưng-Gò Đá ở thị xã An Khê, Gia Lai. Nguồn Cục Di Sản Văn Hóa.

Gia Lai 322 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt.

Mở cửa

Điểm di tích nổi bật

Điểm du lịch tại Gia Lai