Ứng dụng thuyết minh khám phá du lịch Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch Travelviet

Tải ứng dụng Travelviet

Logo Travelviet

CƠ SỞ BAN TUYÊN HUẤN XỨ ỦY NAM BỘ

CƠ SỞ BAN TUYÊN HUẤN XỨ ỦY NAM BỘ

Sau khi Hiệp định Genève 1954 được ký kết, Xứ ủy Nam Bộ đã sử dụng căn nhà số 51/10/14 đường Cao Thắng để làm cơ sở của Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ và một số đơn vị Khu Sài Gòn - Gia Định trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Căn nhà có nền gạch, mái lợp ngói- nhà chính rộng 3,6m, dài 15m và nhà bếp rộng 3,6m, dài 6m. Tại đây, Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ đặt máy thu thanh và giao cho đồng chí Đỗ Văn Ba (tức Đỗ Văn Hạng), cán bộ Xứ ủy phụ trách cơ sở, thu tin từ Đài Phát thanh Hà Nội và biên tập thành tài liệu, in ấn, phát hành cho các cơ sở của Xứ ủy nắm tin tức và thực hiện chỉ thị của Trung ương đối với Nam Bộ. Ngoài ra, Ban Tuyên huấn Xứ ủy đã tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng có các đồng chí cán bộ lãnh đạo cao cấp của thành phố tham dự như đồng chí Trần Bạch Đằng, Phạm Dân, Tân Đức, Đỗ Văn Ba… cho đến khi Ban Tuyên huấn Xứ ủy chuyển về Chiến khu D năm 1957. Từ năm 1957 đến năm 1961, cơ sở Ban Cán sự thị xã Mỹ Tho và Ban Chấp hành phụ nữ giải phóng thị xã Mỹ Tho tiếp tục sử dụng ngôi nhà này để làm điểm tạm trú đồng thời là nơi móc nối liên lạc, hội họp chỉ đạo phong trào đấu tranh của tỉnh Mỹ Tho. Năm 1964, bà Trần Thị Ngọc Sương đã vận động được gia đình ông Tư Bôn ở nhà sát bên để mở rộng cơ sở cho Ban Trí vận Khu ủy sử dụng: nơi đây Anh hùng Lực lượng vũ trang Lê Thị Riêng (Cô Chín), Trưởng Ban Phụ vận Khu ủy cùng các đồng chí Nguyễn Thị Ngoan (Bí thư Ban Phụ vận nội thành), Nguyễn Thị Chơn, Trần Thị Lan, Ngô Bá Thành… đã từng sống và làm việc. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lê Thị Riêng, cơ sở Ban Trí vận Khu ủy đã viết, in và phát hành một số tờ báo như: “Phụ nữ”, “Sài Gòn vùng lên”, “Trung lập” và tổ chức đưa một số phụ nữ vào hoạt động trong các phong trào: “Hội bảo vệ nhân phẩm và quyền lợi phụ nữ”, “Phụ nữ đòi quyền sống”, “Đòi cải thiện chế độ lao tù”…Đặc biệt, trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, lực lượng Vũ trang Ban Phụ vận cũng đã sử dụng nơi đây để cất dấu vũ khí chuẩn bị cho chiến dịch. Đồng chí Đoàn Lê Phong, Đỗ Ngọc Trinh (Bảy Hà), cán bộ Thành Đoàn sử dụng làm điểm tập kết lực lượng đi phá kềm ở Chợ Bàn Cờ, tổ chức may cờ đi treo và viết truyền đơn rải ở chợ kêu gọi đồng bào đấu tranh chống địch. Năm 1969, tại ngôi nhà này bà Trần Thị Ngọc Sương đã lưu trữ nhiều báo chí, tài liệu để chuyển đến cho phái đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Paris để nắm tin tức đấu tranh tại Hội nghị. Ngày cuối cùng của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ (30 tháng 4 năm 1975), Đoàn cán bộ tiếp quản thành phố của Thành ủy do đồng chí Phạm Khải (Ba Ka) dẫn đầu xuất phát từ ngôi nhà này đi tiếp quản Bưu điện và Tòa Đô chính Sài Gòn. Với những giá trị lịch sử đó , Cơ sở Ban Tuyên huấn xứ ủy Nam Bộ được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 1288-Văn Hóa /Quyết Định ngày 16 tháng 11 năm 1998. Nguồn Trang thông tin điện tử quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

TP Hồ Chí Minh 172 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia.

Mở cửa

Điểm di tích nổi bật

Điểm du lịch tại TP Hồ Chí Minh

Khách sạn tại TP Hồ Chí Minh