Ứng dụng thuyết minh khám phá du lịch Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch Travelviet

Tải ứng dụng Travelviet

Logo Travelviet

Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt (Lăng Ông Bà Chiểu)

Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt (Lăng Ông Bà Chiểu)

Tả quân Lê Văn Duyệt sinh ngày 6 tháng 9 năm Giáp Thân (1764), tại thôn Long Hưng, Tổng Kiến Hưng, Định Tường. Tả quân Lê Văn Duyệt quê gốc tại làng Bồ Đề, huyện Chương Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đến đời ông nội là Lê Văn Hiếu vào Nam sinh sống tại làng Hòa Khánh, tỉnh Định Tường. Năm 1765, cha là Lê Văn Toại đưa gia đình đến sống tại Rạch Gầm, tổng Long Hưng, Mỹ Tho (nay là xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Thuở nhỏ Ông sống cùng cha mẹ, phụ giúp việc nông gia, lúc rảnh rỗi thì tập luyện võ với bạn bè. Ông có tư chất thông minh, lanh lẹ, có sức khỏe hơn người, thích võ nghệ hơn văn chương; rất thích chơi chọi gà và xem hát bội. Năm 15 tuổi, Lê Văn Duyệt đã sớm bộc lộ ý chí “Sinh ở đời loạn, không hay dụng cờ trống Đại Tướng, chép công danh vào sách sử không phải là trượng phu”. Trong cuộc đời làm quan Ông rất mực thanh liêm, cương trực, thưởng, phạt nghiêm minh, lấy đức an dân, lấy dân làm gốc, có ý thức kết hợp kinh tế với quốc phòng, mở rộng giao thông thương mại làm cho nền kinh tế cả miền thịnh vượng, đoàn kết các dân tộc và tôn giáo, tận tình giúp đỡ lương dân khi gặp hoạn nạn nên nhân dân và các nước lân bang rất kính nể. Có công lao lớn trong việc khai phá, mở rộng và phát triển vùng đất Nam bộ. Năm Canh Tý (1780), theo phò Chúa Nguyễn Ánh được tuyển vào làm Thái giám Nội đình, sau đó được phong làm Thuộc Nội Vệ Úy, Ông 2 lần hộ giá Chúa Nguyễn chạy nạn ra Phú Quốc và sang Xiêm. Năm Canh Thân và Tân Dậu (1800 – 1801): Ông lập được nhiều chiến công, đặc biệt là thu phục thành Qui Nhơn (Bình Định) và thắng lớn ở cửa Bể Đầm Thị Nại. Năm 1802, Ông được phong tước Quận Công (hàng chánh nhất phẩm), chức Khâm Sai Chưởng Tả Dinh Bình Tây Đại Tướng Quân. Ông hai lần làm Tổng trấn thành Gia Định (các giai đoạn 1812 - 1816 và 1820 - 1832), Tả quân Lê Văn Duyệt đã có công lớn giúp an định và phát triển vùng đất phương Nam, đặc biệt để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người dân Nam bộ, được truyền đời đến nay, là những cải cách khai mở, phát triển kinh tế, chăm lo đời sống người dân và bài trừ tham nhũng. Sau khi ông mất, người dân trong vùng đã lập lăng miếu thờ, nay gọi là Lăng Lê Văn Duyệt hay còn gọi là Lăng Ông Bà Chiểu. Hằng năm ngày 30/7 đến ngày 1/8 âm lịch là Lễ giỗ Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt nhằm ghi nhớ công lao vị quan thanh liêm đã chăm lo tốt đời sống nhân dân. Lăng Ông rộng 18.501 m² trên một gò đất cao, nằm giữa bốn con đường: Lê Văn Duyệt, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng. Chung quanh khu lăng có bức tường bao bọc dài 500m, cao 1,2 m được trổ bốn cổng ra vào theo bốn hướng, được xây dựng vào năm 1948. Năm sau, cổng Tam quan cũng được xây. Cổng có hàng đại tự nổi bằng chữ Hán Thượng Công Miếu, được đặt ở hướng Nam, mở ra đường Vũ Tùng. Trước năm 1975, cổng này đã từng được chọn là biểu tượng của vùng Sài Gòn-Gia Định xưa. Khu lăng được xây dựng trên một trục đường chính. Từ cổng Tam quan ở phía nam vào qua một khu vườn cảnh là: Nhà bia nơi đặt bia đá ghi công đức Tả quân Mộ Tả quân và vợ, có bình phong và tường hoa bao quanh Miếu thờ Với những giá trị đó , ngày 6 tháng 12 năm 1989, toàn bộ khu lăng được Bộ Văn hóa công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia. Nguồn Cổng thông tin điện tử quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

TP Hồ Chí Minh 106 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia.

Mở cửa

Điểm di tích nổi bật

Điểm du lịch tại TP Hồ Chí Minh

Khách sạn tại TP Hồ Chí Minh