Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch Travelviet
Tải ứng dụng Travelviet
Cầu ngói Hải Hậu Nam Định nằm trong TOP những cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam. Và đây cũng là điểm đến nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch về tham quan và check in những tấm hình đẹp ngất ngây cho riêng mình. Nếu như Hội An nổi tiếng chùa Cầu, Ninh Bình nổi tiếng cầu ngói Phát Diện...thì cầu ngói Hải Hậu Nam Định chính là di tích lịch sử nổi tiếng của mảnh đất Thành Nam. Với hơn 500 năm tuổi, vượt theo dòng thời gian, cầu ngói Chợ Lương vẫn giữ trọn vẹn được nét đẹp xưa cũ, với kiến trúc độc nhất vô nhị theo chiều dài lịch sử. Và cầu ngói Hải Hậu Nam Định chính là niềm tự hào, tự tôn của người dân Hải Hậu nói riêng và cả mảnh đất Nam Định nói chung. Cầu ngói Hải Hậu còn có tên gọi khác là cầu ngói chợ Lương thuộc xã Hải Anh. Đây là 1 trong những cụm di tích văn hóa, lịch sử gồm: "Chùa Lương - Cầu Ngói - Đình Phong Lạc" rất nổi tiếng của mảnh đất Quần Anh xưa và đã từng được Vua Lê tặng 4 chữ: “Mỹ tục khả phong”. Theo ghi chép sử sách xưa, cầu ngói chợ Lương Nam Định có cùng niên đại với chùa Lương. Và đây là 1 trong 10 cây cầu cổ nhất thuộc mảnh đất Quần Anh xưa. Hơn 500 năm tồn tại, cây cầu ngói chợ Lương đã lọt vào trong TOP những cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam khi vẫn giữ được vẻ đẹp cổ xưa và hình dáng như ban đầu. Cạnh cây cầu ngói này, người dân xã Hải Anh đã xây dựng thêm 1 cây cầu đá để phục vụ đi lại của người dân nơi đây. Hơn nữa, cầu ngói Hải Hậu Nam Định đã được nhiều thế hệ dân trấn Sơn Nam Hạ ca ngợi vẻ đẹp của nó và lưu lại trong câu ca xưa: “Cầu Nam, Chùa Bắc, Đình Đoài” – Có nghĩa là cầu ngói chợ Lương Nam Định là 1 trong 3 cây cầu đẹp nhất miền Bắc với quy mô bao gồm: 9 gian, phía dưới được đỡ bởi 18 cột đá được xếp thành 6 hàng. Cầu được dựng trên 18 trụ đá vuông mỗi cạnh 35cm xếp thành 6 hàng để gánh 6 vì và đỡ toàn bộ 9 gian nhà cầu. Nằm trên các trụ đá là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to chắc để đỡ các dầm và nâng sàn cầu, nhà cầu. Hai bên mặt tiền cầu được thiết kế, trang trí giống nhau với tông màu vàng nổi bật. Cùng với đó là cuốn thư tạo dáng mềm, có ghi 4 chữ “Quần Phương xã kiều“, tức cầu xã Quần Phương (nay là xã Hải Anh, huyện Hải Hậu). Ngói dùng để lợp là những viên ngói nam, được lợp rất khéo không bị xô và hở, trông tựa như con rồng uốn khúc đang vươn mình bay lên. Mặt sàn của cầu là chất liệu bằng gỗ, có gờ giảm sóc để giúp đi lại đảm bảo an toàn. Phía bên trong, có hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to, tạo nên một khung cảnh cổ kính. Hai bên lòng cầu là hai dãy hành lang và cũng được uốn cong theo thành cầu. Phía ngoài hành lang là lan can với các đố thượng, đố hạ và 162 con song dáng lá đề. Hành lang là nơi du khách và người dân có thể dừng chân ngồi nghỉ ngơi, ngắm cảnh sông nước. Hiện nay, cầu ngói Hải Hậu Nam Định đã thu hút nhiều khách du lịch về đây tham quan và ghi lại dấu ấn cổ xưa của cây cầu ngói qua những bức ảnh kỷ niệm. Đặc biệt hơn, nhiều bạn trẻ cũng kéo nhau nô nức về đây tham quan và check in những tấm hình đẹp lung linh bên cây cầu ngói cổ kính xưa cũ. Để tham quan cầu ngói Hải Hậu Nam Định bạn có thể đến vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sở hữu những tấm hình sống ảo đẹp thướt tha bên cây cầu ngói cổ xưa thì bạn có thể đi vào những thời điểm dưới đây: Mùa hè: Theo mình đây là thời điểm khá đẹp để bạn săn được tấm hình cực yêu với góc nghiêng thần thánh đấy nhé. Vì mùa hè luôn sở hữu khung trời cao trong xanh, cây cối xanh tươi. Đặc biệt, đây cũng là dịp hoa phượng nở rộ phô diễn những sắc màu đỏ tươi lung linh trong những giọt nắng vàng. Thế nên đi tham quan cầu ngói chợ Lương vào thời gian này ngoài được chiêm ngưỡng nét đẹp duyên dáng cầu ngói cổ xưa trong màu vàng tươi rói, thì du khách sẽ được ngắm nhìn hàng phượng vĩ nở rộ 2 bên đường rất đẹp. Đây chính là khung nền để lột tả nét đẹp duyên dáng của cầu ngói cổ kính và cũng tạo nên bức tranh làng quê Hải Hậu đẹp nên thơ trong sắc đỏ rực của hoa phượng đỏ. Nếu bạn e ngại thời tiết nóng bức khi đi tham quan cầu ngói Hải Hậu Nam Định vào mùa hè. Thì thời điểm mùa thu sẽ cực kỳ thích hợp để bạn ghé thăm đấy nhé. Lúc này bạn có thể diện tấm áo dài thướt tha tạo hình bên cây cầu ngói cổ kính với nghìn kiểu ảnh khác nhau, theo những góc chụp khác nhau sẽ tôn lên vẻ đẹp rạng ngời của người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài tinh khôi. Nhưng với mình, thì mình thích đến ngắm cây cầu ngói Hải Hậu vào đúng dịp lễ hội Quần Anh được tổ chức 14 tháng 3 đến 16 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đến tham quan trong thời gian này, ngoài được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo, xưa cũ của cây cầu ngói thì bạn sẽ được hòa vào dòng người, cùng người dân Hải Anh tham gia lễ hội rước kiệu vô cùng hoành tráng, nhộn nhịp và vui tươi. Ta cũng có cảm giác cây cầu ngói chợ Lương cũng như đang cùng với người dân tham gia lễ hội trong tâm thế tự hào, phấn khởi. Và đây là dịp để bạn hiểu hơn về màu sắc văn hóa tâm linh của người Hải Hậu đấy nhé. Nếu có dịp về với mảnh đất Hải Hậu thân yêu, mời bạn đến thăm cây cầu ngói Hải Hậu Nam Định để đắm mình trong lối kiến trúc cổ xưa, độc đáo mà ông cha ta đã xây dựng lên. Và chắc chắn, chúng ta phải làm ngay bộ ảnh kỷ niệm với những tấm hình đẹp lung linh, thùy mỵ bên cây cầu ngói nha bạn.
Nam Định
Từ tháng 01 đến tháng 12.
355 lượt xem
Nếu như Quảng Nam có phố cổ Hội An, Hà Giang có phố cổ Đồng Văn hay Hà Nội nổi tiếng với 36 phố phường thì Nam Định cũng không hề chịu thua kém. Mảnh đất Thành Nam sở hữu riêng cho mình khu phố cổ Nam Định với lịch sử gần 800 năm tồn tại. Vậy khu phố cổ Thành Nam này có gì đặc biệt, sở hữu kiến trúc ra sao? Hãy cùng mình thử “lạc bước” đến đây và khám phá về địa danh nổi tiếng này nhé. Đặt chân về mảnh đất Thành Nam, du khách sẽ được lạc mình trong những khu phố cổ Nam Định bình yên mang nhiều nét đặc sắc của vùng Nam sông Hồng với kiến trúc mộc mạc, giản đơn như chính con người nơi đây. Bên cạnh nền ẩm thực phong phú hãy sở hữu công trình kiến trúc nhà thờ độc đáo được mệnh danh là "khung trời Âu trên đất Việt" thì mảnh đất Thành Nam lại ghi dấu ấn khó phai trong lòng du khách về khu phố cổ Nam Định mộc mạc, giản đơn trong không gian hoài cổ trước nhiều sự đổi thay của một thành phố hào hoa, sôi động. Và nếu như Hà Nội sở hữu 36 phố phường thì mảnh đất Thành Nam cũng có hơn 40 phố cổ. Tuy chưa được xếp hạng là di tích lịch sử nhưng đây cũng là điểm đến khá thú vị để du khách khắp 4 phương trở về đây tham quan, tìm hiểu lịch sử, văn hóa của Việt Nam xưa bên cạnh những di tích quốc gia như: phố cổ Hà Nội, phố cổ Hội An, Phố Hiến, Đồng Văn. Thành cổ Nam Định hay phố cổ Thành Nam đều là tên gọi khác nhau khi nói về phố cổ Nam Định. Hơn nữa, phố cổ chính là tập hợp của những con phố nhỏ nằm sát bên ngôi thành cổ. Nó trải dài theo ven bờ sông Vị Hoàng xưa (sông Đào hay còn gọi là sông Nam Định). Hai mặt tường thành phía Nam và phía Đông của thành Nam Định trong thời Nguyễn gắn liền với gần 800 năm phát triển của đất Thành Nam cùng những triều đại Hồ, Lê, Trần, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn, thời kỳ Pháp thuộc. Và chắc chắn với những ai tham gia chuyến du lịch Nam Định và thích khám phá giá trị lịch sử xưa ngoài tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc cổ kính mà sẽ hiểu hơn về khu phố cổ thành Nam. Đây đã trở thành trung tâm văn hóa, tôn giáo Việt Nam từ thế kỷ XIII. Đến năm 1262, nhà Trần cho xây dựng phủ Thiên Trường và đã đặt dấu mốc đầu tiên cho thành phố Nam Định sau này. Vùng đất trù phú này đã được thay đổi với nhiều tên gọi khác như: Vị Hoàng, Thiên Trường, Sơn Nam, Thành Nam và cho đến bây giờ mang tên là Nam Định. Tên những khu phố cổ ở Nam Định đa phần sẽ được đặt theo tên mặt hàng được bày bán ở nơi đây. Đây là cách gọi tên khá giống nhau của những khu phố cổ khác. Trước Cách Mạng Tháng 8 năm 1945, Nam Định có 35/38 phố Hàng, 4 phố Bến, 4 phố Cửa. Khu phố cổ trước kia gồm hơn 40 con phố trong đó 35 phố bắt đầu bằn chữ "Hàng" như: Hàng Đồng, Hàng Sắt, Hàng Giấy, Hàng Kẹo, Hàng Rượu....Những con phố cổ ngày nay tại Nam Định đa phần không còn giữ lại được tên cổ vốn có như ở khu phố cổ Hà Nội, không còn bán những mặt hàng truyền thống như trước kia. Nhưng ngày nay phố cổ Thành Nam vẫn còn phảng phất với kiến trúc cổ kính và vẫn còn đọng lại những trung tâm buôn bán, sầm uất nhất ở thành phố Nam Định. Tuy ra đời sau khu phố cổ Hà Nội thời Lý - Trần nhưng nhắc đến phố cổ Nam Định thì người ta cũng cho rằng khu phố này cũng đẹp và sầm uất chẳng hề kém cạnh đất kinh kỳ. Phố cổ Thành Nam chính là sự giao thoa giữa kiến trúc cổ điển Việt Nam, kiến trúc Trung Hoa và kiến trúc Pháp. Nếu bạn từng đến phố cổ Thành Nam chắc chắn bạn sẽ hình dung ngay một góc trời lợp bóng hoa gạo - một loài cây biểu tượng cho sự hiên ngang, ý chí vững trãi của người dân thành phố anh hùng đang rực cháy trong tiết trời tháng ban dọc đường Văn Miếu, ngã tư Cửa Đông và hồ Vị Xuyên. Cầu Đò Quan hiện nay thay cho bến Đò Quan xưa nối đôi bờ sông Đào mở ra sự phát triển thịnh vượng về một thành phố khang trang, rộng lớn ở 2 bên bờ sông. Những con phố được giữ nguyên tên gọi cổ như: Hàng Tiện, Hàng Thao, Hàng Đồng, Hàng Cấp...vẫn còn bóng dáng của những ngôi nhà cổ mang phong cách thuần Việt với mái ngói cũ kỹ lợp màu rêu phong, hay những ô cửa gỗ đã bạc màu theo dòng thời gian. Xong những kiến trúc cổ kính vẫn hòa nhịp một cách hài hòa đan xen bên kiến trúc hiện đại ngày nay. Tuy nhà cổ mang phong cách Việt xưa còn ít nhưng nó vẫn là nền tảng cực kỳ giá trị của những kiến trúc cổ xưa. Và đó cũng chính là nguồn tư liệu quý trong quá trình nghiên cứu lịch sự, văn hóa Việt Nam xưa mà nhiều người muốn tìm hiểu. Và những con phố cổ còn xót lại cũng là nguồn cảm hứng để những người mê du lịch khám phá tìm về nơi đây. Nổi bật kiến trúc cổ trên khu phố cổ Nam Định thì phải nhắc đến khu phố Hàng Đồng - con phố tuy được cải tạo nhưng vẫn giữ lại những nét kiến trúc Pháp đặc trưng với hệ mái vòm cong cong đan xen những hoa văn độc đáo nhìn không lẫn vào đâu được. Trải qua vết hằn của thời gian, những ngôi nhà mang kiến trúc Pháp cổ đã phôi phai sắc màu, giữa lớp sơn màu vàng tươi chính là sự xuất hiện của những vết mốc rêu phong phủ kín trên những bức tường xưa cũ kỹ, hay những mảng vữa cứ thế rụng rơi xuống tạo thành một dấu ấn xưa của khu phố cổ hoài niệm, giản đơn nhưng không kém phần nhộn nhịp. Nam Định luôn thu hút du khách bởi ẩm thực đường phố đa sắc màu với giá thành cực kỳ yêu thương. Và đặt chân đến khu phố cổ cũng thế, những món ngon đường phố được bày sẵn bên những quầy hàng với giá siêu siêu mềm như phố Hai Bà Trưng, Bắc Ninh, chợ Ngõ Ngang, Diên Hồng....với các món như: xôi xíu, phở bò, bánh cuốn làng Kênh, bún chả, bánh xíu páo...tất cả đã tô điểm thêm sự rực rỡ, nhộn nhịp, thanh bình của phố cổ nơi đây. Bước sang thế kỷ mới, nhiều tuyến phố đã được kéo dài hơn để sáp nhập, đổi tên chỉ giữ lại vài tên cổ như: Hàng Cấp, Hàng Thao, Hàng Đồng...Thế nhưng, diện mạo chung của phố cổ Thành Nam không bị thay đổi quá nhiều so với trước kia khi những ngôi nhà mái ngói quét sơn vàng vẫn còn giữ lại. Hay vẫn còn những gia đình tiếp nối nghề buôn bán những mặt hàng truyền thống như: may cờ, làm tôn, bán bánh kẹo Sìu Châu... Và nếu có dịp về với mảnh đất Nam Định thân yêu thì hãy nhớ ghé thăm khu phố cổ Nam Định để được đắm chìm trong những kiến trúc nhà thuần Việt, hay những ngôi nhà mang phong cách Pháp cổ phủ màu rêu phong.
Nam Định
Từ tháng 01 đến tháng 12.
533 lượt xem
Giữa bãi biển Quất Lâm xanh ngắt, cát trắng mịn màng khách tham quan có thể thả hồn mình thư giãn sau nhiều ngày học tập, làm việc căng thẳng. Nam Định vẫn thường được biết đến như vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, nơi ra đời của nhiều vị anh hùng dân tộc Việt Nam. Đến với mảnh đất này, bạn nhất định phải ghé thăm biển Quất Lâm, nơi sở hữu bãi tắm mát mẻ cùng khung cảnh thiên nhiên nên thơ. Quất Lâm thuộc huyện Giao Thủy và bắt đầu hoạt động kinh doanh du lịch biển từ khoảng cuối những năm 90 thế kỷ trước. Khu du lịch biển Quất Lâm được quy hoạch rộng 58ha, khu trung tâm là hai hồ lớn được hình thành tự nhiên, mỗi hồ rộng khoảng 10ha. Tương lai hồ sẽ được kè bờ làm tường rào xây dựng các khách sạn, nhà hàng, hồ câu cá, khu vực bơi thuyền và thậm chí là thủy cung... Dọc theo bãi tắm hiện nay đã có đường bê tông sát mép nước. Tổng thể các bãi tắm được phân theo ô để xây cơ sở hạ tầng. Tuyến đường nhựa đầu tiên nằm dọc theo bờ biển thu hút đông đảo các nhà đầu tư đến xây khách sạn cao tầng. Mỗi năm ước tính biển Quất Lâm đón đến khoảng 100,000 lượt khách tham quan du lịch. Bãi biển Quất Lâm rất đẹp và rộng rãi, sở hữu không gian nên thơ cùng những hàng cây bao bọc xung quanh giúp chúng ta có thể tìm được một không gian thư thái, bình yên khác hẳn nhịp sống thường nhật. Nước biển nơi đây vừa xanh trong, mát mẻ mà nước còn rất êm thích hợp để bơi lội. Hải sản là món ngon nhất định bạn phải thử khi đi du lịch biển. Bạn có thể tìm được nhiều loại hải sản tươi sống và đẹp mắt tại chợ truyền thống như: tôm, cua, cá... Đặc biệt trong những năm gần đây khách tham quan còn có thể dạo quanh những khu chợ này bằng xe điện. Ban quản lý tại Quất Lâm cũng xử lý rất mạnh tay vấn đề “thách giá” nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Ngoài ra, cẩm nang du lịch của chúng tôi cũng bật mí thêm, khách tham quan có thể thưởng thức 2 món đặc sản Nam Định nổi tiếng tại Quất Lâm chính là nem mắm Giao Thủy và rượu bình ri. Chương trình “Quất Lâm biển gọi” được tổ chức hằng năm chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30 tháng 4. Lễ hội thu hút khách tham quan gần xa nhờ nhiều hoạt động giải trí lý thú và cũng giúp truyền bá nét văn hóa truyền thống địa phương. Du lịch Nam Định vốn nổi tiếng với nhiều nhà thờ Thiên Chúa Giáo, và cũng không lạ gì khi đây là nơi đầu tiên có các giáo sĩ đến truyền đạo. Nếu bạn là tín đồ của đạo Thiên Chúa hoặc chỉ đơn giản là muốn mở rộng tầm mắt thì có thể ghé thăm những nhà thờ trong khu vực Quất Lâm. Theo kinh nghiệm du lịch, đến với khu du lịch biển Quất Lâm bạn có thể lựa chọn mua các loại hải sản như tôm, cua, ốc, cá... về nhâm nhi. Hoặc những chiếc chuông gió, vòng tay, móc chìa khóa... từ vỏ ốc cũng là một gợi ý quà tặng không tồi. Tuy nhiên bạn cần lưu ý các cửa hàng lưu niệm ở khu vực biển Quất Lâm thường bán chênh lệch giá với nhau khá lớn, hãy cân nhắc kỹ trước khi mua sắm. Nhìn chung khách tham quan có thể ghé thăm biển Quất Lâm vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch, thời điểm lý tưởng nhất để khám phá chính là mùa hè. Vào những ngày hè oi bức cảm giác được ngâm mình dưới làn nước biển mát lành và tận hưởng bầu không khí trong lành thật không còn gì bằng. Đó là chưa kể đến chúng ta còn có thể thưởng thức các món hải sản thơm ngon tại đây. Hy vọng những kinh nghiệm khám phá biển Quất Lâm trên đây sẽ hữu ích cho các bạn đọc, đặc biệt trước khi chuẩn bị vali đến Nam Định. Bãi biển mát mẻ cùng nguồn hải sản tươi ngon là những yếu tố hàng đầu thu hút khách tham quan đến đây.
Nam Định
Từ tháng 04 đến tháng 06
456 lượt xem
Nếu có dịp đến Nam Định và mong muốn tìm hiểu về những giá trị truyền thống vô giá thì có một nơi mà bạn không nên bỏ qua, đó chính là bảo tàng dệt Nam Định. Nơi đây được ví như là cái nôi của ngành dệt Việt Nam, bảo tàng hiện đang lưu trữ rất nhiều hiện vật, hình ảnh, tư liệu về hoạt động sản xuất của các cán bộ, công nhân ngành dệt may trong giai đoạn chiến tranh. Bảo tàng dệt Nam Định có địa chỉ tại số 05 đường Hoàng Hoa Thám, phường Trần Đăng Ninh, thành phố Nam Định. Nơi đây còn được gọi là Bảo tàng ngành dệt may Việt Nam, thuộc khu nhà truyền thống của Tổng công ty cổ phần nhà máy dệt Nam Định. Nhà máy dệt Nam Định là cơ sở nghiên cứu tơ lụa do Đông Dương thành lập vào năm 1889 với quy mô lớn nhất Đông Dương, số lượng lên đến 6.000 công nhân. Sự ra đời của nhà máy được đánh giá là điều kiện để phong trào cách mạng giai cấp công nhân lớn mạnh. Nhà máy dệt Nam Định này chính là niềm tự hào của người dân Thành Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ giành độc lập. Vào năm 1965, thành phố Nam Định bị giặc Mỹ ném bom bắn phá ác liệt, khó khăn là thế nhưng vẫn có hơn 4.000 cán bộ nhân viên, B2 nhà máy dệt quyết tâm ở lại vừa chiến đấu, vừa sản xuất. Nhà máy còn vinh dự được chủ tịch Hồ Chí Minh ghé thăm 3 lần để thăm hỏi, động viên các cán bộ, công nhân đang làm việc. Sau khi hoà bình lập lại, vào năm 2010 Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã thực hiện việc trùng tu xây dựng bảo tàng dệt Nam Định và hoàn thành vào năm 2012. Hiện nay bảo tàng dệt may Nam Định chính là điểm đến thu hút cho nhiều du khách, đặc biệt là với những ai mong muốn tìm hiểu các giá trị truyền thống lâu đời của vùng đất này. Bảo tàng dệt Nam Định sở hữu diện tích lên đến 1,2 ha, tại đây có nhiều không gian trưng bày với các chủ đề riêng biệt cho khách đến tham quan. Đặt chân vào bên trong, bạn sẽ thấy nơi đây mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp cổ được ốp bằng các dòng gạch màu đỏ. Tại bảo tàng có rất nhiều hiện vật được trưng bày, phản ảnh rõ ràng sự phát triển trong các giai đoạn của ngành dệt tại Việt Nam. Thông qua đó thể hiện tinh thần anh dũng, kiên cường của các cán bộ, công nhân viên trong quá trình chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay tại bảo tàng đang lưu giữ nhiều hiện vật như hình ảnh, tư liệu quý, máy móc dệt, dụng cụ, sản phẩm dệt may, kỷ vật của công nhân... Đặc biệt là tại đây còn có thêm một khu vực riêng để trưng bày các hiện vật về Bác Hồ trong những lần Bác ghé thăm và làm việc tại nhà máy. Xung quanh bảo tàng được xây dựng nhiều hệ thống sân vườn, cây xanh, tượng đài tạo nên không gian có hệ thống và xinh đẹp. Bạn có thể thử làm một vòng quanh bảo tàng để ngắm nhìn kỹ hơn về địa điểm lịch sử đầy tự hào của vùng đất Nam Định nhé. Nếu có dịp đến thăm mảnh đất Thành Nam, bạn nhất định phải ghé qua bảo tàng dệt Nam Định để khám phá thêm một nét đầy tự hào của vùng đất này.
Nam Định
Từ tháng 01 đến tháng 12.
407 lượt xem
Tháp Phổ Minh là một trong những công trình lâu đời nhất Việt Nam với hơn 700 năm tuổi. Dù đã trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm cùng lịch sử, cho đến nay tòa tháp Phổ Minh vẫn đứng vững hiên ngang. Nếu có dịp về Nam Định thì chắc hẳn không ai muốn bỏ qua việc chiêm ngưỡng tòa tháp có ‘một không hai’ này. Tháp Phổ Minh là một di tích lịch sử và kiến trúc đặc biệt nằm trong khuôn viên chùa Phổ Minh, thuộc thôn Tức Mạc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Được xây dựng vào năm 1305 dưới thời nhà Trần, ngôi tháp này là một minh chứng sống động cho nghệ thuật và kỹ thuật xây dựng tinh xảo của thời đại. Với chiều cao 14 tầng và thiết kế công phu, tháp Phổ Minh không chỉ là công trình lớn nhất, cổ nhất và được bảo tồn nguyên vẹn nhất ở Việt Nam mà còn gắn liền với sự kiện lịch sử quan trọng như việc lưu giữ xá lị của vua Trần Nhân Tông. Tháp Phổ Minh nằm gần cung Trùng Quang, nơi các vua Trần từng lui về sau khi nhường ngôi lại cho con cháu. Điều này đã tạo cho nơi đây một không gian tĩnh lặng và thâm nghiêm. Cùng với tháp Huệ Quang ở Yên Tử và tháp Bỉnh Sơn ở Vĩnh Phúc, tháp Phổ Minh được coi là một trong ba ngọn tháp tiêu biểu từ thời Trần còn tồn tại đến ngày nay nhưng nổi bật hơn cả về quy mô và giá trị nghệ thuật. Tháp Phổ Minh là một trong những công trình kiến trúc lịch sử quan trọng gắn liền với triều đại nhà Trần. Sau khi vua Trần Nhân Tông viên tịch tại am Ngọa Vân, Yên Tử con trai ngài là vua Trần Anh Tông đã đem 7 trong 21 hạt xá lỵ của vua đặt trong kiệu đá bát cống, từ đó dựng lên tháp Phổ Minh để thờ phụng. Nam Định là tỉnh sở hữu đủ 4 mùa xuân, hạ, thu và đông với mỗi thời điểm đều có những vẻ đẹp riêng. Để thuận tiện cho việc du lịch, bạn nên lựa chọn mùa xuân hoặc mùa hè để du lịch nhé, lúc này trời khô ráo ít mưa nên rất thuận tiện cho việc vi vu. Tháp Phổ Minh được xây dựng trước khu vực nhà bái đường theo trục Bắc - Nam, trên một sân nhỏ hình vuông với mỗi chiều là 8,6m và thấp hơn so với mặt đất 0,45m. Tháp có 1 kiệu bát cống và 13 tầng, chiều cao đạt 19,51m, theo các nhà khoa học tính toán thì tháp có thể nặng tới 700 tấn. Kiệu bát cống ở đây chính là phần đế của tháp với chất liệu bằng đá xanh, mỗi cạnh dài 5,20m. Bên dưới chân tháp có băng hoa sen với cánh to cánh nhỏ từ giữa nghiêng dần về góc tháp biểu tượng của đài sen nâng kiệu. Với phần dưới bệ đá sẽ có thiết kế tạo dáng cong lên về hai phía, đây là dụng ý khi xây dựng nhằm tạo đà cho các tầng phía trên đều có độ cong như vậy. Nếu nhìn tổng thể, bạn sẽ thấy hình ảnh tháp Phổ Minh giống như một đoá hoa Sen vươn lên và nở ra giữa mặt hồ. Từ phần kiệu bát cống trở lên sẽ có tất cả 13 tầng được xây dựng bằng chất liệu gạch đỏ, trổ 4 cửa Đông - Tây - Nam - Bắc. Trước đây các tầng tháp sẽ có mộc lộ hoạ tiết Rồng chầu và hoa lá trang trí, khi càng lên cao thì chiều cao và rộng của mặt tháp sẽ nhỏ dần. Phía trên cùng tháp có một khối có hình dạng đoá sen chưa nở bằng đất nung già. Thế nhưng vào đầu thế kỷ XX, trong quá trình tu sửa, người ta đã cho tô bên ngoài tháp bằng xi măng nên đã làm mất các hoa văn trên gạch. Vào năm 1987 trong quá trình sửa chữa tháp đã phát hiện một quách bằng đá vây quanh một hộp đồng tại tầng thứ 11, 12. Nhiều người nói rằng đây chính là hộp đứng xá lợi của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Một điều thú vị nữa là hình ảnh tháp Phổ Minh đã từng xuất hiện trên tờ tiền giấy mệnh giá 100 đồng được phát hành vào năm 1991. Tháp Phổ Minh không chỉ là một di tích lịch sử quan trọng mà còn là nơi lưu giữ hào khí Đông A qua bao thế kỷ. Được bảo tồn gần như nguyên vẹn từ thời nhà Trần, tháp Phổ Minh là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai đam mê khám phá lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Nam Định
Từ tháng 01 đến tháng 12.
357 lượt xem
Nằm giữa lòng thành phố Nam Định sôi động, hồ Vị Xuyên như một ốc đảo bình yên mang đến cho du khách cảm giác thư thái và gần gũi với thiên nhiên. Nơi đây sở hữu một không gian xanh mát với những hàng cây rợp bóng, hồ nước phẳng lặng in bóng mây trời, tạo nên một bức tranh thơ mộng và trữ tình. Tọa lạc giữa trung tâm thành phố Nam Định - hồ Vị Xuyên được ví như một viên ngọc xanh trong lành thu hút nhiều người đến vui chơi. Không chỉ có không gian thiên nhiên mát mẻ, nơi đây còn có nhiều hoạt động giải trí, di tích văn hóa gắn liền với cuộc sống của người dân Nam Định. Hồ Vị Xuyên có địa chỉ tại 151 Nguyễn Du, phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Đây là một hồ nước ngọt với xung quanh là nhiều khu vực như công viên, bờ hồ, khu vui chơi, di tích,... Chính vì thế mà hồ Vị Xuyên trở thành địa điểm ghé thăm của rất nhiều người, trong đó không chỉ có người dân địa phương mà cả khách du lịch cũng thường xuyên đến nơi đây. Hồ Vị Xuyên chính là dấu tích của sông Vị Hoàng ngày xưa chảy qua thành phố Nam Định. Vào năm 1913, khi mà sông Đào đã được mở nhằm phục vụ chức năng lưu thông, người Pháp đã cho lấp khúc sông Vị Hoàng tại các phố Hàng Nâu, Hàng Mắm, Hàng Song. Đến năm 1916, 1917 lấp đoạn sông Bến Ngự, năm 1920 lấp đoạn sông kế trường Nguyễn Khuyến ngày nay, từ đây sông Vị Hoàng cũng biến mất. Đến năm 1930 thì một phần của làng Khoái Đồng được đào thành hồ, tuy nhiên việc này bị ngưng trệ do chiến tranh chống Pháp. Đến năm 1956 thì hồ tiếp tục được đào và trở thành khu vực công viên Vị Xuyên như ngày nay. Hồ Vị Xuyên tại Nam Định là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên và muốn tìm một nơi yên bình giữa lòng thành phố. Đặc biệt, vào mùa thu từ tháng 9 đến tháng 11, hồ mang một vẻ đẹp độc đáo với sắc màu rực rỡ của lá phong và bầu không khí mát mẻ. Hơn nữa, vào những lúc hoàng hôn, sắc cam nhuộm mặt hồ tạo nên khung cảnh huyền ảo thu hút biết bao du khách. Còn những ngày mưa, hồ như chìm trong sương mù mang một nét buồn bí ẩn. Nhìn chung thì dù bạn đến hồ Vị Xuyên vào bất kỳ thời điểm nào thì hồ vẫn mang những nét đẹp cực kỳ độc đáo. Với bãi cỏ xanh mướt bên bờ hồ, không gì tuyệt vời hơn khi bạn mang theo một tấm vải, đồ ăn thức uống và những vật dụng yêu thích như sách, truyện, dụng cụ vẽ hoặc thêu thùa để đến đây dã ngoại. Để chuyến đi của mình thêm trọn vẹn, bạn hãy chọn thời điểm trời trong xanh và có gió mát dịu nhẹ như vào tầm độ 7 giờ đến 9h sáng hoặc từ 4h chiều trở đi. Về việc chuẩn bị đồ ăn, bạn nên đóng gói thực phẩm trong những hộp kín để giữ thực phẩm tươi ngon. Đừng quên mang theo túi rác để bảo vệ môi trường xung quanh hồ Vị Xuyên bạn nhé. Tại Hồ Vị Xuyên có một trải nghiệm mà bạn không thể bỏ lỡ chính là việc tham gia đạp vịt trên mặt hồ. Đây không chỉ là một hoạt động giải trí thú vị mà còn giúp bạn rèn luyện sức khỏe và tận hưởng không gian yên bình của hồ. Đặc biệt, khi đạp vịt, bạn sẽ có cơ hội thả mình vào không gian tự nhiên, nói chuyện thoải mái với bạn bè mà không lo bị làm phiền. Nằm gần Hồ Vị Xuyên, mộ Trần Tế Xương và Tượng đài tưởng nhớ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là hai điểm đến lịch sử đáng chú ý. Ngôi mộ của nhà thơ tài ba Trần Tế Xương được xây dựng vào cuối năm 1977 với lối kiến trúc rất độc đáo. Đặc biệt, tấm bia đá ghi tên nhà thơ cũng rất ấn tượng với lời đề tưởng nhớ về một nhà thơ tài hoa. Bên cạnh việc viếng thăm mộ nhà thơ Trần Tế Xương, bạn có có thể ghé thăm Tượng đài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trang nghiêm đứng vững trước Nhà hát 3/2. Quãng trường phía trước tượng đài là nơi các bạn trẻ hoặc người dân nơi đây thường đến để thể hiện lòng biết ơn và tôn vinh những đóng góp vô giá mà Đại Vương đã dành cho dân tộc Việt Nam. Khi đến thăm hồ Vị Xuyên, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên mà còn có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sắc của vùng đất này. Nếu bạn chưa chuẩn bị sẵn đồ ăn khi đến đây dã ngoại thì có thể lựa chọn các quầy hàng bán đồ ăn vặt như xoài lắc, cóc lắc, bánh tráng trộn, kem và trà sữa gần công viên. Ngoài ra, gần hồ Vị Xuyên cũng có nhiều địa điểm bán các đặc sản Nam Định vang danh như phở bò Nam Định đậm đà hương vị, bánh nhãn thơm giòn, bánh xíu páo ngọt ngào, chè kho, cá nướng úp chậu… Hồ Vị Xuyên không chỉ là một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên và muốn tìm một nơi yên bình để thư giãn mà còn là nơi chứa đựng nhiều trải nghiệm thú vị và bí mật chưa được khám phá.
Nam Định
Từ tháng 09 đến tháng 11.
364 lượt xem
Nếu có dịp ghé qua cánh đồng muối Bạch Long tại Nam Định, bạn sẽ được chứng kiến hình ảnh trắng xóa từ những ruộng muối rộng lớn, bên cạnh đó là các diêm dân đang say sưa miệt mài làm việc. Đây cũng chính là những điều đặc trưng đã tạo nên sự thu hút riêng cho nơi đây và hấp dẫn rất nhiều người ghé thăm. Cánh đồng muối Bạch Long có vị trí tại xã Bạch Long, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Xã Bạch Long là một trong các xã có ruộng muối lớn nhất khu vực Bắc Bộ với diện tích lên đến 230ha. Từ xa xưa nơi đây vốn là vùng đất được bãi biển bồi đắp, sau đó người dân từ mọi miền đến đây sinh sống, lập nên làng xã trước cả khi thực dân Pháp xâm lược. Đến ngày nay, làm muối đã chính thức trở thành nghề truyền thống của người dân tại xã Bạch Long với hơn 1000 hộ dân tham gia. Do vị trí tự nhiên là nằm ven biển nên nơi đây không thể trồng lúa, lại có thế mạnh là nguồn nước mặn dồi dào nên việc làm muối trở nên cực kỳ phát triển. Cánh đồng muối Bạch Long cũng nằm trong TOP các ruộng muối đẹp nhất miền Bắc, vì thế nên được rất nhiều du khách mong muốn ghé thăm. Để lựa chọn thời điểm thuận lợi ghé thăm cánh đồng muối Bạch Long thì chắc chắn sẽ là từ tháng 3 cho đến hết tháng 8 mỗi năm, do đây chính là mùa làm muối của người dân nơi đây. Đến đây vào những ngày này bạn sẽ được chứng kiến cái nắng rực lửa cùng những hình ảnh hăng say làm việc của các diêm dân, lý do là vì nắng càng to thì muối kết tinh càng nhanh và giúp cho việc thu hoạch của người dân thêm thuận lợi. Để làm ra những hạt muối trắng tinh không hề đơn giản chút nào mà phải là cả một quá trình kỳ công. Ngay từ lúc sáng sớm, nhiều diêm dân đã phải có mặt trên cánh đồng muối Bạch Long và thường xuyên kết thúc công việc khi trời đã tối muộn. Cách làm muối tại đây cũng rất đặc biệt, thay vì làm muối bằng phương pháp hơi nước như miền Nam hay miền Trung, muối tại miền Bắc được làm bằng phương pháp phơi trên cát. Tại nhiều đồng muối khác thì diêm dân chỉ cần múc nước biển và phơi, những với các diêm dân Bạch Long sẽ cần thêm một bước nữa là phơi và lọc cát. Lý do là vùng biển Giao Thuỷ nằm gần cửa sông nên nồng độ mặn thấp, vì thế phải cần công đoạn phơi cát, lọc cát để tăng nồng độ mặn. Đầu tiên vào lúc 6 giờ sáng, diêm dân sẽ bắt đầu ngâm cát cùng nước biển, làm đất. Trên cánh đồng sẽ có những ô đất hình chữ nhật để làm mịn bề mặt, đổ cát ngấm nước phơi lên, đôi khi phải thêm nước biển để tăng độ mặn. Khi nắng lên và sau khoảng nhiều giờ, nước biển sẽ bốc hơi và muối sẽ kết tinh bám trên bề mặt cát. Tiếp tục nước biển sẽ được dẫn từ ngoài biển vào lọc cùng cát qua chạt rồi chảy vào thống con, qua thống cái. Diêm dân lúc này sẽ lấy những chiếc bầu múc nước từ thống cái rồi đổ lên sân phơi bằng xi măng như các ô bàn cờ. Ô nhỏ thì 2 bầu, ô lớn 3-4 bầu. Lúc này diêm dân sẽ tranh thủ nghỉ ngơi và quay lại làm việc vào lúc 1 giờ chiều. Đây cũng là thời gian cát phơi đã khô, từng hạt cát đã kết tinh thành những hạt muối trắng nhỏ. Diêm dân sẽ thu gom muối thành từng luống, xúc lên xe cút kít và đẩy về kho. Muối sẽ được bảo quản và đợi thương lái đến thu mua. Đúng là phải đến tận nơi chứng kiến thì chúng ta mới có thể cảm nhận hết được những khó khăn, vất vả của nghề làm muối. Nếu có dịp du lịch Nam Định thì bạn đừng quên ghé qua cánh đồng muối Bạch Long để trải nghiệm quá trình làm muối của những người dân nơi đây.
Nam Định
Từ tháng 03 đến tháng 08.
564 lượt xem
Biển Thịnh Long chào đón bạn bằng thanh âm êm ả của làn sóng vỗ rì rào vào bờ cát cùng làn gió mang theo hơi nước mằn mặn đặc trưng. Nơi đây chắc chắn là sẽ là điểm dừng chân hoàn hảo cho những ai muốn tìm một chốn bình yên để nương về. Trái ngược với khung cảnh sầm uất, náo nhiệt của nhiều địa danh khác, biển Thịnh Long sở hữu vẻ đẹp hiền hòa của một vùng biển vắng, phù hợp dành cho những ai muốn có giây phút thư giãn yên bình. Biển Thịnh Long nằm tại phía Nam tỉnh Nam Định, thuộc thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định không quá đẹp nhưng vẫn đủ để níu chân bao người. Nơi đây sở hữu ba bãi tắm với bờ cát trắng phau mịn màng, sóng êm ái cùng làn nước trong xanh đẹp mắt. Chung quanh những bãi tắm tại biển Thịnh Long là những hàng phi lao cao vút kiêu mình vươn hãnh giữa nắng gió, điểm xuyết cùng các rặng dứa dại rất lạ mắt. Bên cạnh vẻ đẹp hiền hòa mà Mẹ thiên nhiên ban tặng, bãi biển Thịnh Long còn thu hút mọi người nhờ các đặc sản hấp dẫn. Còn gì tuyệt vời hơn khi tha hồ vẫy vùng trong làn nước mát, sau đó thưởng thức hải sản tươi ngon ngay bên bờ biển phải không nè? Là tỉnh thuộc miền Bắc, thế nên, thời tiết Nam Định phân chia thành bốn mùa rõ rệt trong năm. Nếu có ý định vui chơi thỏa thích tại biển Thịnh Long Nam Định, thì tháng 4 đến tháng 6 hằng năm sẽ là thời điểm phù hợp. Trong thời gian này, khí trời tại Nam Định lý tưởng, trời trong, nắng ráo, không mưa và mát mẻ, thích hợp để tham gia các hoạt động tham quan, vui chơi giải trí ngoài trời. Đối với những ai yêu thích cảm giác được vẫy vùng, thì bãi tắm số 1 chắc chắn sẽ là điểm dừng chân phù hợp nhất. Không chỉ sở hữu làn nước trong xanh với những con sóng êm đềm, tại bãi số 1 còn có một cồn cát đẹp, phù hợp để chụp ảnh check-in. Đặc biệt, bãi tắm 1 là địa điểm tập trung nhiều nhà hàng, quán ăn lẫn khách sạn tại khu vực biển Thịnh Long. Thế nên, nếu có nhu cầu ăn uống hoặc nghỉ ngơi, MIA.vn gợi ý bạn ghé đến bãi tắm số 1 nhé. Tương tự bãi 1, bãi 2 cũng là điểm dừng chân được nhiều người ưu ái lựa chọn khi có dịp du lịch, vui chơi tại biển Thịnh Long. Được xem là bãi tắm chính của điểm du lịch, thế nên, khi đến đây, bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh đông người tấp nập qua lại. Không khí sôi động, náo nhiệt tại bãi tắm số 2 hứa hẹn sẽ phù hợp dành cho những ai hướng ngoại. Trong số ba ‘người anh em’, thì có lẽ bãi tắm số 3 có phần hiền hòa, êm đềm hơn. Bãi tắm số 3 nằm ngay kè cửa sông Ninh Cơ, với điểm nhấn là một dải cát rộng, dài, phẳng mịn. Không khí tại bãi số 3 cũng trầm mặc hơn so với hai bãi 1 và 2, phù hợp dành cho những ai muốn có giây phút thư giãn riêng tư. Nổi tiếng với làn nước trong xanh cùng những con sóng hiền hòa xô bờ, bãi biển Thịnh Long được xem là điểm dừng chân hoàn hảo dành cho ai muốn thỏa thích tắm biển. Đến đây, bạn sẽ có thể thỏa thích vẫy vùng tại khu vực bãi 1, bãi 2, hòa cùng không khí náo nhiệt. Hoặc nếu muốn yên tĩnh và riêng tư, thì bãi 3 sẽ là lựa chọn phù hợp. Tại cả ba bãi tắm ở biển Thịnh Long đều có những hoạt động vui chơi, giải trí bên bờ biển rất thú vị đang đợi bạn. Đối với những ai yêu thích cảm giác mạnh, thì mô tô lướt sóng cũng là một trải nghiệm tuyệt vời mà bạn nên thử. Dù vào khoảnh khắc bình minh đầu ngày hay khi hoàng hôn dần buông xuống, thì biển Thịnh Long đều đẹp theo một cách riêng. Đối với những bạn muốn chiêm ngưỡng khung cảnh đất và trời như hòa làm một, bạn có thể dậy sớm từ khoảng 5h hoặc ngồi lại bên bãi biển tới khi hoàng hôn buông xuống. Đặc biệt, vào khoảnh khắc ông mặt trời dần ló dạng nơi phía xa đường chân trời, đó cũng là thời điểm những con tàu với khoang đầy ắp cá tôm cập bờ. Lúc này, một ngày mới lại bắt đầu bên bãi biển với khung cảnh người mua, kẻ bán tấp nập. Nếu muốn khám phá nhịp sống của người dân địa phương, thì đây sẽ là thời điểm lý tưởng nhất. Bên cạnh làn nước trong veo cùng khung cảnh lãng mạn, biển Thịnh Long còn thu hút mọi người nhờ những đặc sản, hải sản tươi ngon. Quanh khu vực bãi biển có nhiều nhà hàng lẫn quán ăn để bạn có thể lựa chọn. Trong đó, các món tôm, cua biển, cá vược, cá thu, tôm hùm, ghẹ biển, bề bề và mực là những lựa chọn hàng đầu trong lòng thực khách. Ngoài ra, nếu muốn khám phá ẩm thực địa phương, thì các món như phở xíu, bún Thành Nam, xôi Nam Định, bánh cuốn, bánh gai hoặc xá xíu cũng là những gợi ý dành cho bạn. Còn gì tuyệt vời hơn sau những giây phút thỏa thích tắm mát và được thưởng thức món ăn nóng hổi thơm ngon đúng không nè? Biển Thịnh Long được ví von là vì sao sáng trên bản đồ du lịch Nam Định, với vẻ đẹp hoang sơ cùng làn nước trong xanh êm đềm. Nếu bạn có ý định du lịch Nam Định đừng quên khám phá bãi biển xinh đẹp này nhé!
Nam Định
Từ tháng 04 đến tháng 06
564 lượt xem
Nhắc đến Nam Định du khách không chỉ nhớ đến đây là vùng đất “địa linh nhân kiệt” nơi sản sinh ra những người tài cho đất nước. Mà còn là một điểm đến ‘’được lòng du khách’’ bởi khung cảnh thiên xinh đẹp, kết hợp với những công trình kiến trúc cổ kính. Trong đó, một trong những công trình kiến trúc được ví như trời Tây, thu hút hàng nghìn lượt du khách viếng thăm là nhà thờ Hưng Nghĩa. Mang lối kiến trúc nguy nga, hoành tráng, giáo xứ Hưng Nghĩa là điểm checkin nổi tiếng so deep. Đến đây du khách vừa có cơ hội tham quan, chiêm ngưỡng công trình, vừa là nơi để du khách địa phương tìm đến và cầu nguyện cho sự bình yên may mắn. Trước khi bắt đầu khám phá giáo xứ, hãy cùng theo chân Traveloka để có nhiều ký sự. Nhà thờ Hưng Nghĩa tọa lạc tại xã Hải Hưng, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, cách trung tâm thành phố tầm 30km. Đây là 1 trong những giáo xứ nổi tiếng nhất khu vực phía Bắc, bởi sở hữu lối kiến trúc hoành tráng, nguy nga mà bất kỳ ai nhìn thấy cũng đều phải trầm trồ về độ tráng lệ của nó. Được xây dựng vào năm 1927, giáo xứ trải qua nhiều khoảng thời gian thăng trầm của lịch sử nước nhà, có nhiều dấu hiệu của việc xuống cấp. Đến năm 2000 giáo xứ Hưng Nghĩa được tu sửa lại, sau khoảng thời gian 7 năm thì khánh thành. Sau khi được trùng tu, vẻ đẹp của nhà thờ trở nên đặc biệt hơn, là sự kết hợp của nét hiện đại nhưng vẫn phảng phất nét cổ điển không thể lẫn vào đâu được. Theo kinh nghiệm du lịch Nam Định du khách có thể đặt chân đến Nam Định và tham quan giáo xứ Hưng Nghĩa vào bất cứ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên, khoảng thời gian lý tưởng nhất để có những tấm ảnh “so deep” thì sẽ là vào mùa đông. Dưới tiết trời se lạnh, bầu trời hơi gợn xám, những nam thanh nữ tú khoác lên mình những bộ áo choàng, áo dạ hay chiếc khăn ấm. Tất cả kết hợp với khung cảnh nguy nga của nhà thờ, khiến mọi thứ trở nên hoàn hảo, giống như bạn đang lạc vào một khung trời Âu nào đó. Ấn tượng đầu tiên của bất cứ du khách nào khi bước đến nhà thờ Hưng Nghĩa là sự trầm trồ đáng kinh ngạc. Bởi nơi đây sở hữu lối kiến trúc hoành tráng, nguy nga, tựa một lâu đài trong những bộ phim cổ tích. Toà bộ công trình được xây dựng khá tỉ mỉ, chi tiết với nhiều chạm trổ, điêu khắc ly kỳ, có một chút mới lạ và hiếm có. Phía trước giáo xứ được xây dựng 2 tòa tháp cao ở 2 bên theo kết cấu giống những nhà thờ Tây Phương. Phía chính giữa tòa nhà là cửa chính để đi vào thánh đường, bên trên có đền tưởng niệm Đức Thánh Tâm Chúa và Mẹ La Vang. Không chỉ được xây dựng nguy nga, nhà thờ Hưng Nghĩa còn nổi bật với những chi tiết rất tinh xảo, tỉ mỉ. Những nóc nhà mái vòm kết hợp chóp nhọn vươn cao, tạo nên một tổng thể đẹp mắt tựa như kiến trúc của trường học Hogwarts trong phim Harry Potter. Tổng quan bên ngoài giáo xứ đã khiến du khách trầm trồ bởi độ hoành tráng, thì bước vào bên trong thánh đường du khách cũng sẽ bất ngờ không kém. Với rất nhiều cửa sổ có kích thước khác nhau, toà thánh đường được bao phủ với ánh sáng đầy màu sắc, làm mọi thứ trở nên lung linh hơn. Sự trang trọng, trầm nghiêm của các bức tượng Đức Mẹ La Vang và Đức Thánh Tâm Chúa, giúp mọi thứ trở nên trang nghiêm hơn. Vào gần bàn thờ Đức Chúa Giêsu, bạn sẽ cảm nhận được một cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng khó tả, dù bạn có theo đạo hay không. Giáo xứ Hưng Nghĩa Nam Định được xem như chốn bình yên. Những ai đang sống trong cuộc sống bộn bề, muốn tìm một nơi để giải tỏa căng thẳng và xoa dịu tâm hồn, thì nhà thờ Hưng Nghĩa chính là một lựa chọn phù hợp. Đến với vùng đất Nam Định, du khách không chỉ bị hấp dẫn bởi những kiến trúc, công trình mang dấu ấn lịch sử, truyền thống dân tộc. Mà nơi đây còn trứ danh với những món ngon hấp dẫn, làm mê mẩn bao nhiêu con người. Sau chuyến tham quan nhà thờ Hưng Nghĩa, bạn đã săn đủ ảnh đẹp. Thì đừng quên cùng nhóm bạn thưởng thức những món ngon nức tiếng vùng Nam Định nhé. Ngoài ra, còn một số món ngon khác mà bạn nên thưởng thức để hiểu thêm về ẩm thực vùng Nam Định như Bún đũa, Bánh nhãn, Bánh cuốn làng Kênh, cá nướng úp chậu,.. Nhà thờ Hưng Nghĩa một trong những biểu tượng du lịch của đất Nam Định, sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị tại một công trình kiến trúc đồ sộ. Nếu có dịp đến Nam Định, thì đừng quên dừng chân tại giáo xứ nổi tiếng nhất vùng để có những bức ảnh tựa trời Tây nhé.
Nam Định
Từ tháng 01 đến tháng 12.
529 lượt xem
Nhắc tới Nam Định là nhắc tới vùng đất Thành Nam có lịch sử văn hóa, văn hiến lâu đời. Nhắc tới Nam Định là nhắc đến vùng đất học, nơi đã đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước. Nam Định từ xưa đã được coi là kinh đô thứ hai của nước Đại Việt sau kinh thành Thăng Long bởi đây là nơi phát tích của Vương triều nhà Trần. Chính vì thế mà khu di tích đền Trần không chỉ trở thành nơi tưởng nhớ các vua Trần có công bảo vệ đất nước mà còn là một điểm đến tâm linh thu hút nhiều du khách Để đi vào Đền phải đi qua cổng ngũ môn. Qua cổng là một hồ sen, hoa nở thơm ngát cả một vùng. Đường vào đền rợp bóng cây cổ thụ to lớn, tạo bóng râm cho khách đến vãn cảnh. Khu di tích Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính. Chính giữa phía sau hồ là đền Thiên Trường. Phía bên phải là đền Cố Trạch còn bên trái là đền Trùng Hoa. Nguồn ảnh: instagram vickyvan97 Hàng năm đền Trần diễn ra hai lễ hội lớn thu hút rất nhiều khách thập phương. Đó là Lễ hội Đền Trần được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm và Lễ khai ấn đền Trần vào rạng sáng ngày 15 tháng giêng đã được ghi danh vào mục di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia.
Nam Định
Từ tháng 1 đến tháng 12
2381 lượt xem
Vườn quốc gia Xuân Thủy chính là khu bảo tồn ngập nước ven biển tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Đây là khu rừng ngập mặt đầu tiên của Đông Nam Á tham gia công ước quốc tế RAMSAR. Với hệ thống sinh thái lý thú và hấp dẫn nhiều loài chim quý hiếm trở về đây cư trú nơi đây đã tạo lên một bức tranh tươi đẹp, sống động của một vùng quê điển hình ngay cửa sông ven biển miền Bắc. Thời điểm thích hợp đi du lịch vườn quốc gia Xuân Thủy là từ tháng 10 – 11 đến tháng 3 – 4 năm sau, bởi vào lúc này lượng chim tăng đột biến tạo nên một không khí vô cùng náo nhiệt của hàng ngàn cá thể chim di cư tránh rét từ phương Bắc. Bên cạnh đó theo kinh nghiệm du lịch vườn quốc gia Xuân Thủy thì bạn cũng có thể tới thăm vào các tháng mùa Hè để tận hưởng gió biển và ngắm cảnh sắc rực rỡ tại đây. Du lịch vườn quốc gia cũng là dịp để bạn thưởng thức những món ăn đặc sắc Giao Thủy như: nem chạo, nem nắm Giao Thủy, nước mắm Sa Châu, nộm sứa, mật ong rừng ngập mặn... hay những loại hải sản tươi ngon của vùng biển như: ngao, sò, tôm, cua… Hệ sinh thái quốc gia Xuân Thủy được UNESCO công nhận là vùng lõi khu dự trữ sinh quyển thế giới khu ven biển liên tỉnh đồng bằng sông Hồng. Đây được coi là sân ga của những loài chim di trú quốc tế với hơn 200 loài trong đó có hơn 50 loài chim nước và 100 loài chim di cư. Vì thế, vườn quốc gia Giao Thủy sẽ trở thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước khi đi du lịch Nam Định. Bên cạnh việc tham quan tại vườn quốc gia Xuân Thủy thì du khách quay lại đất liền, nghỉ ngơi tại khách sạn, nhà nghỉ. Và nếu muốn có chuyến trải nghiệm đáng nhớ trong đời thì bạn nên dựng lều ngủ trong rừng thông bên cạnh cánh đồng ngao để sáng sớm thức giấc có thể đón bình minh tuyệt vời. Với trên 200 loài chim với hàng chục nghìn cá thể, VQG Xuân Thuỷ thực sự là một ga chim lớn của vùng đồng bằng Sông Hồng. Đến với VQG Xuân Thuỷ bạn sẽ được khám phá các loài chim mới lạ, được thoả sức ngắm nhìn những chú chim đang say sưa kiếm ăn, những đàn cò bay lượn trên nền rừng xanh biếc.
Nam Định
Từ tháng 1 đến tháng 12
2425 lượt xem
Di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy (gồm: Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Mẫu Liễu Hạnh) tọa lạc trên địa bàn hai thôn Tiên Hương và Vân Cát thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, cách trung trung tâm thành phố Nam Định khoảng 15km về hướng Tây Nam. Đây là di tích có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đã được Bộ Văn hóa xếp hạng quốc gia theo quyết định số 09-VH/QĐ ngày 21 tháng 02 năm 1975. Phủ Dầy thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh là vị thần đứng đầu trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu (Tam phủ, Tứ phủ) của người Việt, đồng thời cũng là một trong “Tứ bất tử” của thần điện Việt Nam. Bà được các triều đại phong kiến từ thời Lê đến thời Nguyễn ban tặng nhiều sắc phong tôn làm “Mẫu nghi thiên hạ” (Mẹ của muôn dân) với các duệ hiệu: Mã Vàng Bồ tát, Chế Thắng Hòa Diệu đại vương. Hầu hết các làng xã và đô thị ở nước ta đều có đền, chùa, phủ thờ Mẫu Liễu Hạnh rất tôn nghiêm. Trong đó, di tích Phủ Dầy từ lâu đã được coi là trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu (Tam phủ, Tứ phủ) của người Việt. Căn cứ vào sử sách và các công trình nghiên cứu khoa học cùng truyền thuyết dân gian về sự tích của Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì di tích Phủ Dầy được xây dựng trên mảnh đất quê hương nơi Mẫu giáng sinh lần thứ hai. Theo nội dung văn bia “Tiên từ phả ký” (Ngọc phả ghi chép việc đền Tiên Hương), “Thánh mẫu cố trạch linh từ bi ký”(Bia ghi việc nền móng cũ đền thiêng của Đức thánh Mẫu) hiện đang lưu giữ tại di tích thì Phủ Dầy (gồm Phủ Tiên Hương và Phủ Vân Cát) có lịch sử xây dựng sớm nhất vào thời Hậu Lê, niên hiệu Dương Hoà (1642) và Cảnh Trị (1663-1671). Công trình ban đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ được nhân dân địa phương xây dựng để phụng thờ và tri ân công đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Trải qua các giai đoạn lịch sử, chính quyền, nhân dân và du khách thập phương công đức tiền của, công sức để trùng tu, xây dựng Phủ Dầy thành một quần thể kiến trúc thờ Mẫu khang trang, bề thế như hiện nay. Phủ Tiên Hương được xây dựng trong một khuôn viên rộng gần 7500m2, mặt quay hướng Tây Nam. Trên mặt bằng tổng thể, công trình gồm 19 toà với 81 gian lớn nhỏ, cao thấp khác nhau được bố trí đăng đối, hài hòa tạo thành bình đồ kiến trúc kiểu “Nội trùng thềm, ngoại chữ quốc”. Nhìn từ bên ngoài vào, đầu tiên là một giếng tròn mang ý nghĩa “Tụ thủy để tụ phúc”, tiếp đến là 3 tòa phương đình, hồ bán nguyệt và công trình chính. Hai bên công trình chính là 2 giải vũ chạy suốt nối liền lầu Cô, lầu Cậu với nhà bia, nhà khách. Công trình chính có bốn cung thờ gồm: đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Các cung thờ đều có bộ khung được lắp dựng bằng gỗ lim, thiết kế theo lối trùng thiềm điệp ốc, tạo cho không gian nơi thờ tự rộng phía ngoài và sâu hút phía trong. Trong số 4 cung thờ thì cung đệ tứ là hạng mục công trình có giá trị nghệ thuật cao nhất. Tại đây, trên hệ thống vì kèo, xà ngang, xà dọc, ván bưng các cấu kiện kiến trúc được các nghệ nhân gia công, chạm khắc rất công phu, tỉ mỉ với nhiều đề tài, họa tiết sinh động như: tứ linh, tứ quý, cá hóa long, bánh xe pháp luân, cặp tiền “ngũ phúc”, dơi ngậm chữ “thọ”, nghê chầu, lưỡng đào, sen quy... mang giá trị nghệ thuật thời Nguyễn, thế kỷ XIX - XX. Phủ Vân Cát nằm cách Phủ Tiên Hương khoảng 1km về hướng Đông, được xây dựng trên một khu đất rộng gần 3600m2, mặt quay về hướng Tây Bắc. Công trình gồm 7 tòa với 30 gian lớn nhỏ cũng được thiết kế tương tự phủ Thiên Hương theo kiểu “Nội trùng thềm, ngoại chữ quốc”. Trên mặt bằng tổng thể, nhìn từ ngoài vào, đầu tiên là hồ bán nguyệt, giữa hồ là tòa thủy đình 3 gian được lắp dựng hoàn toàn bằng gỗ lim. Tiếp đến là hệ thống nghi môn (ngũ môn) thiết kế theo kiểu chồng diêm 3 tầng, 5 gác lâu và công trình chính. Công trình chính cũng được thiết kế gồm 4 cung: đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Phần giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật được thể hiện rõ nét nhất trên các cấu kiện kiến trúc gỗ của cung đệ tứ. Tại đây, các nghệ nhân đã dồn toàn bộ tài trí, công sức chạm khắc nên những tác phẩm nghệ thuật hết sức phong phú, đa dạng với các họa tiết long hóa, rồng chầu phượng múa đan xen là bầy ly vui đùa cùng những chú rùa ẩn hiện dưới ao sen... mang phong cách kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê, thế kỷ XVII - XVIII. Lăng Mẫu Liễu Hạnh được xây dựng vào năm 1938, trên một khu đất cao có diện tích rộng 1647m2. Lăng xây hoàn toàn bằng chất liệu đá xanh, gồm nhiều vòng tường hình vuông. Chính giữa các vòng tường đều có cửa được cấu tạo bởi 2 cột trụ, phía trên đỉnh trụ có đặt một bông sen đá màu hồng. Giữa lăng là ngôi mộ khối bát giác, mỗi cạnh rộng 1,3m. Tổng thể công trình lăng có 60 trụ tương ứng với 60 búp sen trông xa như một hồ sen cạn. Công trình kiến trúc Phủ Dầy, kể từ khi khởi dựng đến nay đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo và mở rộng quy mô nhưng vẫn bảo tồn nguyên vẹn những giá trị kiến trúc mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời Lê - Nguyễn. Với cách tính toán hợp lý, khoa học về quy mô, kết cấu kiến trúc đến việc kết hợp, sử dụng tài tình các vật liệu xây dựng, cha ông ta đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật vô cùng độc đáo và hoàn mỹ. Cả ba di tích phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát và lăng Mẫu Liễu Hạnh, không chỉ có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học mà còn có giá trị về thẩm mỹ, kiến trúc nghệ thuật. Ngoài vị trí toạ lạc trong cảnh quan sơn thủy hữu tình, các di tích này đều có quy mô bề thế, kết cấu đăng đối, hài hoà, cùng với giá trị nghệ thuật đặc sắc thông qua các đề tài điêu khắc phong phú, đa dạng. Tất cả những yếu tố đó đã trở thành hạt nhân quan trọng cấu thành một quần thể kiến trúc, một “siêu điện thờ” nổi tiếng không chỉ của Nam Định, mà còn tiêu biểu của cả nước. Bên cạnh đó, hệ thống di vật, cổ vật và đồ thờ tự như: văn bia, sắc phong, câu đối, đại tự…cùng truyền thuyết về Thánh mẫu Liễu Hạnh là những nguồn tư liệu phong phú và quý báu giúp các nhà nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực lý giải và nhận diện giá trị to lớn của các di tích này đối với hệ thống di sản văn hoá của dân tộc qua các thời đại.
Nam Định
Từ tháng 1 đến tháng 12
2209 lượt xem